Pháp
luật về quốc phòng, an ninh là một bộ phận quan trọng của hệ thống pháp
luật quốc gia, bao gồm các quy phạm pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp
điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính chất quốc phòng, an ninh liên
quan đến bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo
đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; là sự thể chế hóa, cụ
thể hóa về mặt pháp lý đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng về bảo
vệ Tổ quốc và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang nhân
dân, nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân, thế trận quốc
phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Đây là công cụ pháp lý quan
trọng để thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh.
Hệ
thống pháp luật về quốc phòng, an ninh của Việt Nam là tổng thể các quy
phạm pháp luật thuộc Hiến pháp, các luật và các văn bản dưới luật do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp
điều chỉnh các quan hệ về quốc phòng, an ninh nảy sinh trong quá trình
thực hiện chức năng của Nhà nước và xã hội; đồng thời, quy định trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và quyền thiêng
liêng, nghĩa vụ cao quý của công dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Các
quy phạm pháp luật về quốc phòng, an ninh thường được quy định trong
các văn bản pháp luật chuyên ngành và trong các văn bản quy phạm pháp
luật khác, tạo nên một chỉnh thể thống nhất, vừa phản ánh sự gắn kết
chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc
phòng, an ninh, sự thống nhất hữu cơ của quốc phòng và an ninh, vừa phản
ánh tính đặc thù nhất định.
QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH Ở VIỆT NAM
Có thể khái quát quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc phòng, an ninh ở nước ta theo một số giai đoạn chính như sau:
Từ năm 1945 đến năm 1975:
Trong
giai đoạn này, nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là tập
trung bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, chống thù trong, giặc
ngoài, ổn định an ninh, trật tự, phát triển sản xuất, tiến hành cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp; xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
đồng thời chi viện sức người, sức của cho miền Nam tiến hành cuộc kháng
chiến chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giành độc lập dân tộc. Quốc hội
đã ban hành 2 bản Hiến pháp (năm 1946 và năm 1959) nhằm thể chế hóa các
quan điểm, nhiệm vụ của Đảng, trong đó quy định trực tiếp về quốc
phòng, an ninh. Hiến pháp năm 1946 quy định: công dân có nghĩa vụ “bảo
vệ Tổ quốc” (Điều thứ 4) và “phải đi lính” (Điều thứ 5). Nội dung này
được phát triển cao hơn trong Hiến pháp năm 1959, theo đó, “Bảo vệ Tổ
quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý nhất của công dân nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự để bảo vệ
Tổ quốc” (Điều 42); “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nghĩa vụ
tuân theo Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, trật tự công cộng và
những quy tắc sinh hoạt xã hội” (Điều 39); “Nhà nước nghiêm cấm và trừng
trị mọi hành động phản quốc, chống lại chế độ dân chủ nhân dân, chống
lại sự nghiệp thống nhất Tổ quốc” (Điều 7); “Lực lượng vũ trang của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là của nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ thành quả
của cách mạng, bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ toàn vẹn và an ninh
của Tổ quốc, bảo vệ tự do, hạnh phúc và sự nghiệp lao động hòa bình của
nhân dân” (Điều 8).
Theo
thống kê sơ bộ, giai đoạn này, có 7 luật và 4 nghị quyết của Quốc hội,
10 pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyên ngành về lĩnh vực quốc
phòng, an ninh được ban hành, còn lại chủ yếu là nghị định, thông tư,
sắc lệnh (trước năm 1953 chủ yếu là sắc lệnh). Trong đó, Nghị quyết của
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa I, ngày 26/3/1955 về vấn đề quốc phòng và
Nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I, ngày 18/1/1957 về vấn đề
đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà, đã góp phần cổ vũ, động viên
toàn thể nhân dân ta quyết tâm tiến hành cuộc kháng chiến, kiến quốc;
Luật Quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm
1958 và Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1960 (sửa đổi năm 1962 và năm 1965)
kịp thời động viên đông đảo thanh niên lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ
quốc; một số pháp lệnh, nghị định, thông tư, sắc lệnh về xây dựng Công
an nhân dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội cũng
phát huy được hiệu quả, là công cụ trực tiếp quản lý xã hội, đấu tranh
phòng, chống tội phạm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội(1).
Từ năm 1976 đến năm 1991:
Đây
là giai đoạn đất nước đã hoàn toàn thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa
xã hội. Các nghị quyết của Đảng tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược
là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm của Đảng về quốc phòng, an ninh
tại các kỳ đại hội trước đây tiếp tục được hoàn thiện và phát triển,
nhất là từ sau Đại hội VI của Đảng (năm 1986). Ngày 18/12/1980, Quốc hội
ban hành Hiến pháp, trong đó dành một chương (Chương 4) quy định về bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; đồng thời, quy định cụ thể hơn về nghĩa vụ
bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội(2).
Thời
gian này, công tác lập pháp tập trung vào sửa đổi Luật Nghĩa vụ quân
sự, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân (năm 1982 và năm 1991) để đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, ban hành hơn 10 pháp lệnh và
hàng trăm nghị định, thông tư về một số lĩnh vực quốc phòng, an ninh,
trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng cảnh sát nhân dân, an ninh
nhân dân... Bộ luật Hình sự năm 1985 tuy không phải là pháp luật chuyên
ngành về quốc phòng, an ninh, nhưng quy định khá cụ thể về tội phạm,
hình phạt, các tội xâm phạm an ninh quốc gia (Chương 1); các tội xâm
phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (Chương 11); các tội phá hoại
hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh (Chương 12), góp phần
thiết thực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng, sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.
Từ năm 1992 đến nay:
Đây
là giai đoạn Đảng ta tiếp tục lãnh đạo công cuộc đổi mới toàn diện,
đồng bộ, đưa đất nước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa. Ngày
15/4/1992, Quốc hội ban hành Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001), trong đó có những quy định mới về “xây dựng công nghiệp quốc
phòng” và “kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng” (Điều
48). Ngày 28/11/2013, Quốc hội ban hành Hiến pháp năm 2013, lần đầu
tiên khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”
(khoản 1, Điều 2); quy định cụ thể hơn về chế định bảo vệ Tổ quốc, bổ
sung quy định về “xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh” (Điều 68)...
Ngày 2/1/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số
718/NQ-UBTVQH13, ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp
năm 2013, theo đó, xác định cụ thể thời gian trình Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội 13 luật, 1 pháp lệnh về lĩnh vực quốc phòng, an ninh với thời hạn hoàn thành từ năm 2014 đến năm 2020.
Thể
chế hóa các quan điểm của Đảng, nhất là quan điểm Đại hội XIII của Đảng
(năm 2021) về quốc phòng, an ninh và cụ thể hóa quy định có liên quan
của Hiến pháp năm 2013, các nghị quyết chuyên đề khác của Bộ Chính trị(3),
số lượng văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về quốc phòng, an ninh
được ban hành trong giai đoạn này tăng lên rõ rệt, với khoảng 40 luật,
23 pháp lệnh, 7 nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và
nhiều văn bản luật, dưới luật khác trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh
về lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng
vũ trang trong giai đoạn mới, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung Luật Nghĩa vụ
quân sự (năm 1994, 2005 và năm 2015), Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân
(năm 1999, 2014), ban hành Luật Công an nhân dân năm 2005 (sửa đổi năm
2015, 2018); đồng thời, từng bước luật hóa hầu hết pháp lệnh ban hành
trước đây về xây dựng các thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân,
củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, quản lý trật tự, an toàn xã hội để
kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ. Trong số các
luật được ban hành, có nhiều luật có ý nghĩa quan trọng trong việc xây
dựng lực lượng vũ trang, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn
dân, thế trận an ninh nhân dân, như Luật Biên giới quốc gia năm 2003;
Luật An ninh quốc gia năm 2004; Luật Dân quân tự vệ năm 2009 (sửa đổi
năm 2019); Luật Phòng, chống khủng bố năm 2013; Luật An ninh mạng năm
2018; Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018; Luật Lực lượng dự bị động
viên năm 2019; Luật Biên phòng Việt Nam năm 2020; Luật Cảnh sát cơ động
năm 2022;... Ngoài ra, để khẳng định Việt Nam là thành viên có trách
nhiệm trên thế giới, ngày 13/11/2020, Quốc hội ban hành Nghị quyết số
130/2020/QH14, “Về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp
quốc”, tạo cơ sở pháp lý cao hơn để triển khai thực hiện nhiệm vụ đối
ngoại quan trọng này.
Việc
Quốc hội sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (vào
các năm 2002, 2008, 2015 và năm 2020), với những quy định ngày càng cụ
thể, chặt chẽ trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho thấy, đây là
một trong những nội dung rất được quan tâm, góp phần nâng cao chất
lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung, văn bản quy phạm
pháp luật về quốc phòng, an ninh nói riêng. Lãnh đạo Đảng, Quốc hội,
Chính phủ cũng thường xuyên quan tâm đến yêu cầu đổi mới, nâng cao chất
lượng xây dựng pháp luật, khắc phục tình trạng “luật khung, luật ống”.
Do đó, việc xây dựng pháp luật nói chung, trong đó có xây dựng pháp luật
về quốc phòng, an ninh nói riêng của Chính phủ, các cơ quan của Quốc
hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đều thực hiện đúng quan điểm
chỉ đạo của Đảng, chấp hành đúng quy định của pháp luật, bảo đảm chất
lượng, được đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành với số phiếu cao
(trong đó, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam năm 2014, Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 được 100% số
đại biểu có mặt tán thành).
Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: TTXVN)
HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ QUỐC PHÒNG, AN NINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU, NHIỆM VỤ TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Trong
giai đoạn hiện nay, tình hình an ninh chính trị trên thế giới và khu
vực có những diễn biến phức tạp, khó lường; các nước lớn tăng cường gây
ảnh hưởng lẫn nhau, tranh chấp trên Biển Đông đã thu hút quyền lợi của
nhiều bên. Ngoài các cuộc chiến tranh truyền thống, còn có chiến tranh
phi truyền thống. Đối với nước ta, các thế lực phản động, thù địch luôn
tăng cường âm mưu, hoạt động chống phá Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá
con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã
lựa chọn. Những điều này đặt ra yêu cầu rất quan trọng cho chúng ta
trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó có nhiệm
vụ xây dựng nhà nước pháp quyền, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
về quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Kế
thừa và phát triển quan điểm về bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc
gia, xây dựng quốc phòng, an ninh tại các nghị quyết trước đó của Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị(4), Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng xác định: “Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế; tăng cường
tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân
dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực
lượng tiến thẳng lên hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030
xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, hiện đại; kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi
trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”(5). Đây là các căn cứ chính trị quan trọng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc phòng, an ninh.
Trên
cơ sở Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ngày 27/7/2021, Quốc hội khóa
XV thông qua Nghị quyết số 16/2021/QH15 về "Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm 2021 - 2025”, trong đó xác định: “Xây dựng Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện
đại; một số lực lượng, quân chủng, binh chủng tiến thẳng lên hiện đại;
giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, an ninh con người,
an ninh kinh tế, an ninh mạng. Sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách
thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Không để bị động, bất
ngờ, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập; đấu tranh mạnh
mẽ với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội. Tổ chức, triển khai đồng bộ,
thống nhất việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận
an ninh nhân dân vững mạnh. Tăng cường bảo vệ, hỗ trợ hoạt động kinh tế
biển, ngư dân bám biển, khai thác thủ#y sản hiệu quả. Tiếp tục xây dựng,
phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, ngày
càng hiện đại” và “Gắn kết chặt chẽ đối ngoại với quốc phòng, an ninh và
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”.
Ngày
14/10/2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 19-KL/TW về "Định hướng
Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV”, đề ra các
mục tiêu, yêu cầu cụ thể và việc đổi mới, nâng cao chất lượng công tác
xây dựng pháp luật. Ngày 5/11/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 “Triển khai thực hiện Kết luận số 19-KL/TW
của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật
nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV”, nêu rõ mục đích, yêu cầu, trách nhiệm cụ thể
đối với từng chủ thể trong công tác xây dựng pháp luật. Theo đó, xác
định nhiệm vụ xây dựng 14 dự án luật và 1 dự án pháp
lệnh chuyên ngành về lĩnh vực quốc phòng, an ninh với thời gian thực
hiện cụ thể đối với từng nhiệm vụ, theo các nhóm lĩnh vực cơ bản sau: 1)
Về củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân: Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân năm 2018 cho phù hợp với
quy định của Bộ luật Lao động; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Cảnh vệ; dự án Luật Nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) và dự án Luật Sĩ
quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi) cho phù hợp với yêu cầu,
nhiệm vụ, tổ chức của Quân đội (hai dự án luật này đang được Bộ Quốc
phòng tiến hành tổng kết); 2) Hoàn thiện các thiết chế của Hiến pháp năm
2013: Sửa đổi, bổ sung quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ
tịch nước với vai trò là thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ
tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; dự án Luật điều chỉnh về tình trạng
khẩn cấp; 3) Về củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh: Dự án Luật Công
nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; dự án Luật Phòng
không nhân dân; 4) Về tăng cường công tác quản lý trật tự, an toàn xã
hội: Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi); dự án Luật Lực lượng tham
gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam và Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam;
dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; dự án Luật Đường bộ; dự
án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí,
vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ; dự án pháp lệnh (hoặc luật) về quản lý, bảo vệ khu di tích
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh...; 5) Về thực hiện nghĩa vụ quốc tế: Dự án
Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc...
Ngày
16/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2114/QĐ-TTg
“Ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề
án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa
XV”, xác định cụ thể yêu cầu, trách nhiệm của từng bộ, ngành trong công
tác xây dựng pháp luật. Ngày 9/11/2022, Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII
ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về "Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới”, nêu rõ 5
quan điểm, mục tiêu tổng quát, 5 mục tiêu cụ thể đến năm 2030, 3 mục
tiêu trọng tâm và 10 nhiệm vụ, giải pháp lớn để thực hiện Nghị quyết,
trong đó có nhiệm vụ tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng
hoạt động của Quốc hội (xác định “Tiếp tục đổi mới căn bản, nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động lập pháp, bảo đảm quản trị quốc gia bằng
Hiến pháp và pháp luật, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”) và nhiệm vụ
tăng cường, chủ động hội nhập quốc tế đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới.
Theo
Nghị quyết số 50/2022/QH15, ngày 13/6/2022 của Quốc hội về “Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2022”, Luật Phòng thủ dân sự đã được Quốc hội
thông qua tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 6/2023). Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội
đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân
dân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh
của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam; dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình
quốc phòng và khu quân sự đã được Quốc hội cho ý kiến và sẽ thông qua
tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Luật Phòng thủ dân sự có phạm vi điều
chỉnh rộng, liên quan đến hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội, được xây
dựng nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 30/8/2022 của Bộ
Chính trị về "Phòng thủ dân sự đến năm 2030 và những năm tiếp theo”,
các nghị quyết khác của Đảng có liên quan; quy định cụ thể chế định
phòng thủ dân sự trong Luật Quốc phòng năm 2018, theo đó, xác định phòng
thủ dân sự là một bộ phận của phòng thủ đất nước, bao gồm các biện pháp
phòng, chống, khắc phục hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên
tai, dịch bệnh, bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc
dân. Dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
được xây dựng trên cơ sở luật hóa Pháp lệnh Bảo vệ công trình quốc phòng
và khu quân sự năm 1994, thể chế hóa các quan điểm của Đảng có liên
quan; bổ sung quy định về quản lý, sử dụng và một số nội dung khác nhằm
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác này.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phước Lộc, tỉnh Bình Thuận phát tờ rơi, tuyên truyền về các quy định của pháp luật cho ngư dân. (Nguồn: baobinhthuan.com.vn)
Trong
thời gian tới, để thể chế hóa đầy đủ các quan điểm của Đảng về lĩnh vực
quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra, cần
tiếp tục tập trung rà soát, nghiên cứu để sửa đổi hoặc ban hành mới một
số luật điều chỉnh về quốc phòng, an ninh, như xây dựng Luật về kết hợp
quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh, nhằm
thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương, nguyên tắc hiến định là kết hợp kinh
tế với quốc phòng, an ninh, quốc phòng, an ninh với kinh tế; xây dựng
các luật chuyên ngành quy định về phát triển công nghiệp quốc phòng, an
ninh, về động viên công nghiệp, về tình trạng chiến tranh, tình trạng
khẩn cấp, các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội; các biện pháp nghiệp vụ chuyên ngành của cơ quan công an; các biện
pháp giải quyết khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn
xã hội, nhưng chưa đến mức độ ban bố tình trạng khẩn cấp; các biện pháp
đặc biệt khác để bảo đảm quốc phòng, an ninh. Ban hành, sửa đổi các đạo
luật quy định về các lĩnh vực cụ thể của an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ Tổ
quốc và các trường hợp hạn chế quyền con người, quyền công dân vì lý do
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, như Luật Bảo vệ
bí mật cá nhân, Luật về an ninh, trật tự ở cơ sở... Sửa đổi Luật An ninh
quốc gia để bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về
nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ an ninh quốc gia, quyền con
người, quyền công dân. Theo đó, sửa đổi các quy định về nhiệm vụ của lực
lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia; củng cố cơ sở hiến định cho
tổ chức, hoạt động của các lực lượng trong hoạt động bảo đảm an ninh
quốc gia, đấu tranh với các loại đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia; cụ
thể hóa một bước quy định về thẩm quyền áp dụng các biện pháp trong
tình trạng khẩn cấp và các tình huống khác về an ninh quốc gia; đưa các
vấn đề về xây dựng nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, xây
dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” thành chế định độc lập
với nhiều điều luật bảo đảm đầy đủ, cụ thể. Sửa đổi Luật Biên giới quốc
gia nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng về bảo vệ biên giới quốc gia
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tình hình thực tiễn. Nội luật hóa tối đa các
điều ước quốc tế có liên quan đến quốc phòng, an ninh mà Việt Nam là
thành viên...
Ngoài
ra, để xây dựng hệ thống pháp luật về quốc phòng, an ninh bảo đảm tính
đồng bộ, thống nhất, cần tiếp tục quan tâm rà soát và hoàn thiện các quy
định có liên quan đến vấn đề này trong tất cả dự án luật, dự thảo nghị
quyết khác. Nghiên cứu sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
hiện hành theo hướng bổ sung quy trình thẩm tra nội dung bảo đảm quốc
phòng, an ninh đối với tất cả dự án luật, dự thảo nghị quyết, dự án pháp
lệnh, để các văn bản này khi được ban hành đều đáp ứng yêu cầu về bảo
đảm quốc phòng, an ninh. Việc pháp điển hóa, hợp nhất các văn bản quy
phạm pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh cần kịp thời, nhằm tạo
thuận lợi trong quá trình áp dụng. Tăng cường giám sát việc ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết những nội dung của luật,
pháp lệnh, nghị quyết, trong đó có nội dung về quốc phòng, an ninh, khắc
phục triệt để tình trạng chậm ban hành, nợ ban hành hoặc ban hành văn
bản có dấu hiệu không phù hợp với Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị
quyết, sớm đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống. Nâng cao
chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách, pháp
luật về quốc phòng, an ninh để kịp thời phát hiện những hạn chế, khó
khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục phù hợp, đồng thời
làm cơ sở để định hướng hoàn thiện pháp luật.
Để
thực hiện hiệu quả yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ
thống pháp luật về quốc phòng, an ninh nói riêng, cần tập trung làm tốt
công tác chỉ đạo rà soát, tổng kết thực tiễn, nghiên cứu xây dựng pháp
luật nhằm thể chế hóa đầy đủ các nghị quyết của Đảng và cụ thể hóa các
quy định của Hiến pháp, bảo đảm bám sát thực tiễn, đáp ứng kịp thời yêu
cầu, nhiệm vụ mà thực tiễn đặt ra. Trong quá trình xây dựng pháp luật,
cần quán triệt nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt
đối với lực lượng vũ trang; thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật và các quy định pháp luật khác có liên quan,
bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, chú ý đến những nhiệm vụ, giải pháp về kiểm
soát quyền lực, phòng, chống lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ, tham nhũng,
tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật cũng như các yêu cầu của
Trung ương Đảng, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ./.
Thượng tướng TRẦN QUANG PHƯƠNG
Ủy viên Trung ương Đảng
Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
_________________________
(1)
Trong đó, phải kể đến Sắc lệnh số 23/SL, ngày 21/2/1946 của Chủ tịch
Chính phủ lâm thời về thành lập Việt Nam Công an vụ thuộc Bộ Nội vụ;
Sắc lệnh số 77/SL, ngày 29/5/1946 của Chủ tịch Chính phủ, về việc thiết
quân luật; Sắc lệnh số 133/SL, ngày 20/1/1953 của Chủ tịch nước, về
việc trừng trị các loại Việt gian, phản động và xét xử những âm mưu,
hành động phản quốc; Nghị định số 132-CP, ngày 29/9/1961 của Hội đồng
Chính phủ về quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công
an; Nghị định số 221-CP, ngày 29/12/1961 của Hội đồng Chính phủ về
việc phòng cháy và chữa cháy rừng; Nghị định số 104-CP, ngày 27/6/1964,của Hội đồng Chính phủ về ban hành Điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu;
Thông tư số 131-VP/PC, ngày 27/4/1962 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải, về việc bảo vệ trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt;...
(2)
“Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao
quý của công dân. Công dân có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự và tham gia
xây dựng quốc phòng toàn dân” (Điều 77); “Công dân có nghĩa vụ tuân theo
Hiến pháp, pháp luật, kỷ luật lao động, bảo vệ an ninh chính trị và
trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật Nhà nước, tôn trọng những quy
tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa” (Điều 78)...
(3)
Như: Nghị quyết số 48-NQ/TW, ngày 24/5/2005 về "Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020”; Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2/6/2005 về "Chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020”...
(4)
Như: Nghị quyết số 28-NQ/TW, ngày 25/10/2013 của Hội nghị Trung ương 8
khóa XI về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”; Nghị quyết
số 24-NQ/TW, ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị về "Chiến lược quốc
phòng Việt Nam”; Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 25/7/2018 của Bộ Chính
trị về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng”; Nghị quyết số
51-NQ/TW, ngày 5/9/2019 của Bộ Chính trị về "Chiến lược bảo vệ an ninh
quốc gia”;...
(5) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2021, t.II, tr.335-336.
(Nguồn: TC Cộng sản)