Thứ Bảy, 28/9/2024
Đời sống
Thứ Bảy, 25/2/2012 13:11'(GMT+7)

Cần điều chỉnh tiêu chí tỷ lệ lao động ở xã nông thôn mới

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Vì vậy, Vĩnh Long kiến nghị Trung ương điều chỉnh tỷ lệ lao động phù hợp với đặc điểm từng xã, cần xét đến các xã quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh màu, cây công nghiệp, cây ăn quả… có tỷ lệ lao động nông nghiệp tăng nhưng vẫn đảm bảo tiêu chí thu nhập cao và ổn định, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực, đảm bảo kinh tế nông thôn phát triển bền vững.

Trong 22 xã điểm xây dựng NTM, đến nay Vĩnh Long chỉ có 3 xã là Hòa Phú, Long Phước (huyện Long Hồ) và Long Mỹ (huyện Mang Thít) đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động nông nghiệp, 7 xã có tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm trên 70% lao động trên địa bàn, chiếm 31,81% số xã điểm xây dựng NTM. Với lợi thế là xã vùng ven của thành phố Vĩnh Long, trên địa bàn có khu công nghiệp Hòa Phú, xã Hòa Phú có tốc độ lao động chuyển sang các ngành phi nông nghiệp bình quân 4,70%/năm. Do các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có chính sách ưu tiên thu hút lao động trên địa bàn và nhiều dịch vụ mới phát triển phục vụ khu công nghiệp, trường Đại học Cửu Long trên địa bàn tạo điều kiện chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động.

Theo ông Phan Nhựt Ái, Giám đốc Sở Nông nghiệp –Phát triển nông thôn, Phó trưởng Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Long, trong giai đoạn từ 2006 – 2011, tỷ lệ lao động nông nghiệp ở các xã NTM giảm 8,21%, bình quân mỗi năm lao động nông nghiệp giảm 1,64%. Để đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động vào năm 2015, tỉnh Vĩnh Long cần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động bình quân trên 6%/năm.

Nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực trên địa bàn nông thôn, tỉnh Vĩnh Long quy hoạch phát triển 13 cụm công nghiệp quy mô vừa và nhỏ trên địa bàn huyện, đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp để mời gọi đầu tư. Tỉnh xây dựng chính sách ưu đãi về giá thuê mặt bằng, hỗ trợ vốn tín dụng, miễn giảm thuế…để thu hút các doanh nghiệp về hoạt động tại địa bàn nông thôn. 20 làng nghề truyền thống được tỉnh khôi phục và phát triển mới. Năm 2012, tỉnh tiếp tục phát triển thêm từ 2 – 4 làng nghề, đẩy mạnh chương trình “Đưa nghề về làng” nhằm tạo thêm việc làm, đồng thời phát triển mạnh các dịch vụ, công nghiệp phụ trợ thu hút lao động từ nông nghiệp chuyển sang. Riêng tại các xã NTM thuần nông xác định quy hoạch phát triển vùng chuyên canh màu như Thành Đông, Tân Thành (huyện Bình Tân), vùng chuyên canh ca cao như Trung Hiếu, Hiếu Thành, Trung An (huyện Vũng Liêm), thực hiện mở rộng diện tích sản xuất gắn với đầu tư mạng lưới cơ sở thu mua, chế biến, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm, nâng cao thu nhập và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Đối với các xã như Long Mỹ (huyện Mang Thít), Long Phước (huyện Long Hồ) khai thác thế mạnh địa bàn ven thành phố Vĩnh Long để phát triển thương mại dịch vụ, kết hợp tổ chức đào tạo nghề cho lao động phổ thông, tạo điều kiện cho lao động có việc làm và thu nhập ổn định, đảm bảo chuyển dịch cơ cấu lao động bền vững./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất