Thứ Ba, 26/11/2024
Môi trường
Thứ Ba, 27/9/2011 21:27'(GMT+7)

Cảnh báo tốc độ sử dụng nước ngày càng gia tăng

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Đại hội có sự tham dự của các đại biểu đến từ hơn 50 quốc gia trên thế giới, tập trung thảo luận về các dự án sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiết yếu này.

Với chương trình kéo dài bốn ngày, các chuyên gia về lĩnh vực nước dự kiến sẽ tham gia trình bày và phân tích những đề tài cụ thể như các mô hình quản lý nguồn nước, tài nguyên nước trước biến đổi khí hậu, các luật về nước và hệ thống thông tin, dữ liệu về nước và các mạng lưới nghiên cứu nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản này.

Trong phiên khai mạc với chủ đề “Tương lai nước trong một thế giới thay đổi,” một số đại biểu đã lên tiếng cảnh báo rằng tốc độ sử dụng nước ngày càng tăng sẽ đe dọa trữ lượng nước toàn cầu.

Các nước cần áp dụng những biện pháp khẩn cấp để sử dụng “tài nguyên của sự sống” này một cách hiệu quả hơn, đặc biệt để đối phó với thực trạng 70% dân số thế giới tập trung tại các đô thị lớn trong một tương lai không xa.

Một số biện pháp được đưa ra bao gồm việc đưa “Quyền của Nước” được Liên hợp quốc công nhận vào năm 2010, vào hệ thống luật của mỗi nước, đẩy mạnh các dự án nước sạch nông thôn, thúc đẩy “nền ngoại giao về nước” tại các diễn đàn quan trọng trên thế giới và đẩy mạnh các nghiên cứu về quản lý nước một cách bền vững.

Một số hoạt động đáng chú ý của đại hội trong những ngày tới bao gồm việc giới thiệu Sáng kiến về Biến đổi khí hậu và Nước của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển quốc tế (IDRC), và kinh nghiệm đối phó với biến đổi khí hậu của các thành phố Mỹ Latin và Caribe.

Theo một nghiên cứu của các chuyên gia của "Chương trình đối phó với thách thức về nước và lương thực" (CPWF), nguồn nước trên thế giới hiện đủ để tăng gấp đôi sản lượng lương thực trong những thập kỷ tới. Vấn đề là sử dụng nguồn nước này sao cho có hiệu quả.

Nghiên cứu cho thấy, thế giới có đủ nước để duy trì các nhu cầu về lương thực, năng lượng, sản xuất công nghiệp và môi trường trong thế kỷ 21.

Vấn đề nóng bỏng nhất của thế giới hiện nay là tăng gấp đôi sản lượng lương thực để có thể nuôi sống dân số thế giới dự kiến sẽ tăng từ 7 đến 9,5 tỷ người vào năm 2050.

Các chuyên gia của CPWF, sau khi khảo sát 10 lưu vực sông lớn trên thế giới, đã kết luận sự khan hiếm nước ở một số vùng không ảnh hưởng đến khả năng tăng sản lượng lương thực của thế giới hiện nay. Khó khăn chính là việc phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn nước ở các lưu vực sông.

Trên thực tế, một lượng lớn nước mưa đã bị lãng phí và chưa bao giờ được sử dụng đến, đặc biệt tại những vùng hay có mưa ở miền Nam sa mạc Sahara và chỉ cần những cải thiện ở mức độ khiêm tốn, con người cũng đã có thể tăng sản lượng lương thực hiện nay.

CPWF cho rằng, chỉ khi con người sử dụng nguồn nước hợp lý mới có thể phát huy khả năng làm tăng sản lượng lương thực. Vì vậy, chính sách quản lý nguồn nước sao cho việc sử dụng được cân bằng và hợp lý (trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và nước sinh hoạt) đóng vai trò ngày càng quan trọng./.

(TTXVN)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất