Thứ Ba, 26/11/2024
Môi trường
Thứ Sáu, 16/9/2011 16:56'(GMT+7)

Thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozone

Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozone với nỗ lực nâng cao nhận thức của mỗi công dân trên thế giới trong việc bảo vệ môi trường sống

Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozone với nỗ lực nâng cao nhận thức của mỗi công dân trên thế giới trong việc bảo vệ môi trường sống

 Theo Go-green, mỗi năm, trên thế giới có 130.00 trường hợp bệnh được phát hiện có liên quan đến các khối u ác tính và 66.000 người qua đời vì ung thư da.


Ngày Quốc tế Bảo vệ tầng ozone đầu tiên được tổ chức vào năm 1995, nhằm nâng cao nhận thức bảo bệ tầng ozone của mỗi cá nhân trong các quốc gia trên toàn cầu. Nguyên thủ các quốc gia trên thế giới đã họp tại Montreal (Canada), tìm giải pháp chung để hạn chế sự hủy hoại tấm lá chắn quan trọng của nhân loại và thống nhất soạn thảo Nghị định thư Montreal năm 1987. Sau đó nghị định thư này được điều chỉnh lại hai lần, lần mới nhất là vào năm 2002.

* Sáng nay, 16-9, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi thông tin với báo chí. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, năm nay, chủ đề được chọn của Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon là “Loại trừ các chất HCFC – Một cơ hội duy nhất”.

Thực hiện Công ước Vieana về bảo vệ tầng ozon và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon, từ ngày 01-01-2010, toàn bộ các chất CFC, halon, CTC đã được loại trừ hoàn toàn trên thế giới, trừ một lượng nhỏ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và sản xuất thuốc hen. Nhờ đó, thế giới tránh được nguy cơ đối mặt với sự tăng thêm 20 triệu ca ung thư da và 130 triệu ca đục thủy tinh thể mỗi năm, chưa kể tác hại do tia cực tím gây ra cho hệ miễn dịch của con người, tác hại đối với động vật hoang dã và nông nghiệp. Tham gia Nghị định thư Montreal từ tháng 01 năm 1994, từ ngày 01-01-2010, Việt Nam cũng đã loại trừ hoàn toàn việc sử dụng CFC và halon.

Trong các năm tiếp theo, trách nhiệm của Việt Nam với tư cách thành viên Nghị định thư Montreal là loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất HCFC. Quá trình này ở nước ta có thể kéo dài đến năm 2030 hoặc sớm hơn, vào năm 2025, nếu nhận được sự hỗ trợ đầy đủ về tài chính và công nghệ.

HCFC được sử dụng chủ yếu trong sản xuất và dịch vụ điều hòa không khí và làm lạnh, sản xuất xốp cách nhiệt… Theo Dự án “Kế hoạch quốc gia loại trừ HCFC của Việt Nam” giai đoạn 1 (thực hiện từ năm 2012 – 2016), 10 triệu USD sẽ được Quỹ đa phương thi hành Nghị định thư Montreal hỗ trợ cho Việt Nam. Mục tiêu là đến tháng 1-2015, Việt Nam sẽ loại trừ 10% lượng tiêu thụ cơ sở các chất này, trước tiên là trong lĩnh vực sản xuất xốp cách nhiệt bằng cách chuyển đổi sang công nghệ sản xuất an toàn hơn cho môi trường (doanh nghiệp được hỗ trợ tới 80% chi phí chuyển đổi công nghệ); giảm tiêu thụ môi chất lạnh HCFC 22 trong các thiết bị cấp đông, giảm lắp đặt mới các thiết bị cấp đông sử dụng môi chất này trong các kho lạnh của ngành thủy sản…

Giai đoạn 2 (2017 – 2030 hoặc 2025), Việt Nam tiếp tục cần được hỗ trợ khoảng 20 – 25 triệu USD để loại trừ hoàn toàn việc sử dụng HCFC trong các lĩnh vực sản xuất điều hòa không khí, làm lạnh, dịch vụ…


Theo SGGP

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất