(TG)-Ngày 25/11, Tổ chức Y tế Thế giới của Liên Hợp Quốc (WHO) đã cảnh báo
về một sự lây lan nhanh chóng của bệnh dịch hạch tại thủ đô của
Madagascar, nơi cơ quan y tế này đã báo cáo 119 trường hợp nhiễm bệnh do
vi khuẩn, trong đó có ít nhất 40 người chết.
Antananarivo, thủ đô và thành phố lớn nhất ở Madagascar, cũng bị ảnh hưởng với 2 trường hợp được ghi nhận, trong đó có 1 ca tử vong, theo một thông cáo báo chí của WHO.
Dịch hạch là bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm thuộc nhóm A, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao; được mệnh danh là “cái chết đen”. Nó từng gây nên một trong những thảm họa khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người và giết chết vài chục triệu người thời trung cổ. Bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét mang mầm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da với động vật mang nguồn bệnh hoặc thông qua nước bọt của người bệnh khi ho.
Hiện nay có một nguy cơ của một lây lan nhanh chóng của bệnh do mật độ dân số cao và sự yếu kém của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Madagascar.
Theo WHO, bệnh dịch hạch là một bệnh do vi khuẩn gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis, mà chủ yếu qua các loài gặm nhấm hoang dã. Nó lây lan từ động vật gặm nhấm qua bọ chét. Con người bị cắn bởi một con bọ chét nhiễm bệnh có thể phát triển thành bệnh dịch hạch thể hạch với đặc trưng là sốt cao, sưng hạch bạch huyết. Nếu vi khuẩn vào phổi, bệnh nhân bị viêm phổi (bệnh dịch hạch thể phổi). Ở thể này bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác qua ho. Dịch hạch thể phổi là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất; bệnh nhân có thể chết trong vòng 24 giờ sau khi nhiễm.
Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh dịch hạch có thể được điều trị thành công bằng thuốc kháng sinh, WHO cho biết.
WHO cho biết, đã nhận được thông báo của Bộ Y tế của Madagascar về một đợt bùng phát của bệnh dịch hạch với trường hợp đầu tiên là một người đàn ông từ làng Soamahatamana ở huyện Tsiroanomandidy, vào ngày 31/8. Bệnh nhân tử vong vào ngày 3/9. Tính đến ngày 16/11, tổng cộng 119 trường hợp bệnh dịch hạch đã được xác nhận, trong đó có 40 trường hợp tử vong.
Theo WHO, các lực lượng đặc biệt quốc gia đang tích cực để quản lý các ổ dịch. Với sự hỗ trợ từ các đối tác bao gồm WHO, Viện Pasteur của Madagascar, các tổ chức xã và Hội Chữ thập đỏ của Madagascar đã đưa ra các chiến lược hiệu quả để kiểm soát dịch bệnh.
Các biện pháp kiểm soát và phòng chống bệnh dịch hạch đang được thực hiện triệt để ở các huyện bị ảnh hưởng.
WHO cho biết chưa khuyến cáo bất kỳ hạn chế du lịch hoặc thương mại.
Dịch hạch là một loại bệnh do vi khuẩn Yersinia pestis hình que thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra. Căn bệnh đã gây nhiều trận dịch kinh hoàng với tỉ lệ tử vong rất cao trong lịch sử nhân loại (nếu không được điều trị, tử vong ở thể hạch là 75%, và ở thể phổi là gần 100%) như ở trận Đại dịch hạch (1665 ở Anh với 60.000 người chết) và Cái chết đen (giữa thế kỉ 14, giết chết 1/3 dân số châu Âu hay 25 triệu người).[2]
Kể từ khi được ghi nhận vào năm 541, dịch hạch đã nhiều lần bùng phát thành đại dịch trên thế giới, giết chết hàng chục triệu người. Đại dịch hạch Marseille ở Pháp đã khiến số lượng tử vong tại thành phố này lên đến 100.000 người.
Dịch hạch được mệnh danh là Cái chết đen, bởi người bệnh khi qua đời cơ thể thường trở nên đen sì
Sau vài thế kỷ chìm lắng, đến nay dịch tái phát tại quốc đảo Madagascar thuộc châu Phi. Trong 3 tháng nay, Madagascar đã ghi nhận 119 ca mắc bệnh, với 40 trường hợp tử vong. Trước đó, Mỹ từng có 4 ca mắc dịch hạch tại bang Colorado. Một người Trung Quốc tại tỉnh Cam Túc cũng tử vong do dịch hạch thể phổi.
TG