Thứ Tư, 27/11/2024
Kiến thức sức khỏe
Thứ Ba, 25/11/2014 10:9'(GMT+7)

Nước lọc: Không nên để quá 3 ngày

(Ảnh minh hoạ)

(Ảnh minh hoạ)

Sau 2 giờ, nước đun sôi đã có vi khuẩn

Nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Viện dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, nước đun sôi 100ºC đã diệt được vi khuẩn nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.

Giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng: Phần lớn những vi khuẩn bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60ºC trong 10 phút hoặc 100ºC trong 5 phút. Tuy nhiên, vi sinh vật có ở khắp mọi nơi, trong không khí, trong nước, đất, các đồ vật trong nhà, trên áo quần và thậm chí cả trên da người, vì vậy chúng có thể xâm nhập vào nước sôi để nguội. Do vậy, nguời dân không nên dùng nước đun sôi để nguội để tráng bát, đĩa hoặc dụng cụ vì chúng không có tác dụng diệt khuẩn. Trong cuốn sách 350 điều không nên trong cuộc sống, cũng có một điều khuyên không nên uống nước sôi để nguội lâu ngày vì khi đó ôxy trong nước đã bốc đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, khiến giá trị của nước uống bị mất đi.

Ngoài ra, cuốn sách này còn cung cấp thêm thông tin nếu uống nước sôi để nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khoẻ, vì chất muối axit nitrat (chất dễ gây ung thư) được sản sinh trong nước đun sôi để  nguội.

Cụ thể sau một ngày, mỗi lít nước có thể sản sinh 0,004mg muối axit nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg. Nước đun sôi để nguội tốt nhất là dùng trong ngày và không nên sử dụng khi nước đã quá 3 ngày.
Uống nhiều nước sau khi lao động nặng có hại cho tim

Theo chuyên gia Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì việc uống nhiều nước sau khi lao động mệt nhọc rất có hại cho tim mạch. Vì sau khi lao động mệt, cơ thể thường cảm thấy rất khát nước do trước đó cơ thể đã bài tiết ra một lượng nước lớn qua tuyến mồ hôi. Trước và sau khi ăn cũng không nên uống nhiều nước vì trong khi ăn, dạ dày và ruột sẽ tiết dịch theo phản xạ có điều kiện. Uống nhiều nước sẽ làm loãng dịch tiêu hoá và các dung môi trong dịch, ảnh hưởng tới sự hấp thụ tiêu hoá thức ăn.

Sau khi lao động mệt nhọc, những mao mạch máu trong đường ruột dạ dày ở trạng thái co lại, cơ bắp tập trung trong khi lao động cũng rất căng thẳng. Nếu ngay lúc đó đưa một lượng nước lớn vào cơ thể thì dạ dày sẽ không hấp thụ và chuyển hoá ngay được. Nước dễ bị tích tụ trong dạ dày và đường ruột gây cảm giác khó chịu, buồn nôn và ảnh hưởng đến việc tiêu hoá.

Hơn nữa buồng tim đã rất vất vả trong khi lao động, nếu tăng đột ngột một lượng nước lớn trong cơ thể sẽ khiến tim phải tiếp tục làm việc nhiều hơn để diều hoà lượng nước này. Chỉ nên uống từ từ từng lượng nước nhỏ sau khi lao động nặng nhọc.

Tương tự, cũng không nên để quá khát rồi mới uống nước ừng ực. Vì lúc đầu lượng nước bị thiếu chưa nhiều, các tế bào của cơ thể sẽ tự điều chỉnh được bằng số nước dự trữ trong cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu nước thì niêm mạc miệng bị se lại gây cảm giác khát.

Khi đó, nếu chỉ cần bổ sung một lượng nước nhỏ có thể giải toả được cơn khát. Nhưng nếu cứ tiếp tục nhịn uống, nhất là những lúc cơ thể đang ra nhiều mồ hôi, nước trong cơ thể sẽ cạn khiến các tế bào lâm vào tình trạng thiếu nước.

Trong tình huống này, dù uống bao nhiêu nước cũng vẫn thấy khát vì nước chưa kịp tới các tế bào. Và theo thói quen chưa thấy “đã” khát, lại càng uống nhiều nước. Trường hợp này cũng có hại cho sức khoẻ tương tự như uống nhiều nước sau khi lao động nặng nhọc./.

HMT

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất