Thứ Bảy, 21/9/2024
Môi trường
Thứ Năm, 18/4/2013 21:33'(GMT+7)

Chiến dịch truyền thông giảm cầu sừng tê giác

“Sừng tê giác được cấu tạo chủ yếu từ chất keratin và hoàn toàn không có tác dụng chữa ung thư hay tăng cường khả năng tình dục. Nhiều loại thuốc đông y đã được chứng minh có thể chữa trị hiệu quả một số bệnh khác nhau và cứu sống hàng triệu sinh mạng. Nhưng sừng tê giác không phải một trong các loại thuốc đó,” - Tiến sĩ Naomi Doak, Điều phối viên Chương trình TRAFFIC Tiểu vùng Mekong mở rộng chia sẻ.

“Những lời đồn thổi, những lời nói dối vẫn lan rộng và nó đang châm ngòi cho nhu cầu và việc sử dụng sừng tê giác.” - Tiến sĩ Naomi Doak khẳng định.

Sự gia tăng trong nhu cầu sử dụng sừng tê giác được cho là bắt nguồn từ tin đồn về khả năng chữa bệnh, giải rượu, hay giải độc. Tê giác là loài động vật q hiếm được pháp luật bảo vệ và việc buôn bán sừng tê giác và các sản phẩm từ sừng tê giác là bất hợp pháp, nhưng nó vẫn được nhắc đến và sử dụng như một vị thuốc đông y trong một số tài liệu Y học cổ truyền Việt Nam. Từ nhiều năm nay, nó đã không được đề cập đến trong dược điển Việt Nam.

“Hiện nay, tại Nam Phi mỗi năm hàng trăm cá thể tê giác đang bị săn trộm để lấy sừng và đưa vào các đường dây buôn lậu nhằm đáp ứng nhu cầu gia tăng tại Châu Á, trong đó có Việt Nam. Tại đây, sừng tê giác được coi là thần dược, mặc dù không có đủ bằng chứng khoa học về tác dụng chữa bệnh của nó. Đã đến lúc chúng ta cần phải chấm dứt cuộc khủng hoảng này để cứu loài tê giác Châu Phi khỏi nạn tuyệt chủng” - bà Nguyễn Thúy Quỳnh, Trưởng phòng Truyền thông, WWF-Việt Nam chia sẻ.   

Nạn buôn bán các loài hoang dã đã đẩy nhiều quần thể hoang dã đến nguy cơ tuyệt chủng và đã trở thành mối quan tâm của toàn thế giới. Số vụ săn bắt trộm tê giác châu Phi đã tăng từ 13 trong năm 2007 lên 668 trong năm 2012. Chỉ trong vài tháng đầu năm 2013, hơn 200 cá thể tê giác đã bị giết tại Nam Phi, trong khi đó nhiều quốc gia Châu Phi và châu Á khác cũng đang phải đối mặt với nạn săn trộm tê giác ngày càng gia tăng.

“Chúng tôi đang tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác từ doanh nghiệp, những người nổi tiếng, các trường đại học, các tổ chức quốc tế, và các cơ quan thông tấn báo chí vì khả năng tiếp cận và gây ảnh hưởng lớn đối với cộng đồng của họ” - bà Quỳnh cho bi.

Để ngăn chặn cuộc khủng hoảng săn bắn trộm và đẩy mạnh những nỗ lực của Việt Nam nhằm ngăn chặn nạn buôn bán trái phép và tiêu thụ sừng tê giác, WWF và TRAFFIC đã phát động chiến dịch quốc gia về chống buôn bán trái phép sừng tê giác.  Chiến dịch mong muốn đẩy mạnh hơn nữa các nỗ lực về thực thi pháp luật, ngăn chặn có hiệu quả hơn nữa việc buôn bán trái phép và giảm nhu cầu sử dụng tê giác ở Việt Nam./.

Về WWF:

WWF là một trong những tổ chức độc lập về bảo tồn lớn nhất thế giới, với hơn 5 triệu người ủng hộ và mạng lưới toàn cầu hoạt động tại trên 100 quốc gia. Nhiệm vụ của WWF là ngăn chặn sự suy thoái của môi trường tự nhiên và xây dựng một tương lai nơi con người sống hài hòa với thiên nhiên bằng các bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới, đảm bảo việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên tái tạo và thúc đẩy việc giảm ô nhiễm và tiêu thụ lãng phí.

Về TRAFFIC:

TRAFFIC mạng lưới kiểm soát buôn bán các loài hoang dã, có trách nhiệm đảm bảo hoạt động buôn bán các loài động thực vật hoang dã không gây ra mối đe dọa với việc bảo tồn thiên nhiên.


Tuấn Đạt

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất