Thứ Tư, 9/10/2024
Thế giới
Thứ Năm, 2/2/2012 22:47'(GMT+7)

Chính sách bất công không thể che giấu của chủ nghĩa tư bản

 

Ðây là đợt sử dụng vũ lực mạnh trấn áp và bắt giữ nhiều người biểu tình nhất kể từ khi phong trào "Chiếm phố Uôn" nổ ra tại Niu Oóc ngày 17-9-2011. Tại Thủ đô Oa-sinh-tơn DC, lực lượng cảnh sát đã cưỡng chế người biểu tình phải tháo dỡ các biển quảng cáo và lều trại do người biểu tình dựng lên từ tháng 10-2011 tại hai công viên cạnh Nhà trắng và tòa nhà Quốc hội. Cảnh sát Lốt An-giơ-lét, thủ phủ bang Ca-li-pho-ni-a, "yêu cầu" mỗi người biểu tình nếu muốn ra khỏi nơi bị giam giữ phải nộp số tiền bảo lãnh 5.000 USD. Hành động này của nhà cầm quyền Oa-sinh-tơn làm tăng thêm sự bất bình của nhân dân và họ phản ứng bằng việc tổ chức "ngày phản kháng toàn quốc" ngay trong ngày 30-1.

Cuộc khủng hoảng tài chính-ngân hàng ở Mỹ đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng suy giảm, khiến đời sống của người lao động và tầng lớp trung lưu lao đao, có thêm nhiều người mất việc làm. Trong bối cảnh bức xúc đó, một số người Mỹ, chủ yếu là thanh niên biểu tình tại phố Uôn- trung tâm tài chính ở TP Niu Oóc - kêu gọi "Chiếm phố Uôn" để phản đối các chính sách và luật lệ bất công của kinh tế tư bản chủ nghĩa mà họ cho rằng chỉ đem lại lợi nhuận cho những người giàu có nhất. Sự phản kháng đã được sự ủng hộ của các tổ chức công đoàn và chính trị, thu hút được ngày càng nhiều người lao động, thanh niên, sinh viên tham gia và lan nhanh khắp 50 tiểu bang của nước Mỹ và tới hơn 80 nước và vùng lãnh thổ ở châu Mỹ, châu Âu và châu Á, như đám cháy gặp gió lớn. Bởi vì những mục tiêu của phong trào này phản ánh trúng tâm tư, nguyện vọng và đòi hỏi của các tầng lớp lao động. Từ "Chiếm phố Uôn", những người biểu tình nêu khẩu hiệu "Ðóng cửa phố Uôn", nghĩa là xóa bỏ hệ thống tài chính-tiền tệ bất công này. Họ trương các tấm biển và băng-rôn với dòng chữ "Những kẻ ăn không ngồi rồi đang tiêu tiền của người khác, những trẻ em đang chết dần, hãy chấm dứt chiến tranh" và yêu cầu NATO lập tức rút khỏi Áp-ga-ni-xtan. Những người biểu tình đòi hỏi xúc tiến cải cách kinh tế và chấm dứt sự can dự của Mỹ vào các cuộc xung đột trên thế giới. Họ xuất bản một tờ báo riêng với tên gọi "The Occupied Wall Street Journal", lập các trung tâm dịch vụ để duy trì biểu tình lâu dài. Tại một số thành phố, những người biểu tình còn đòi xóa bỏ chủ nghĩa tư bản.

Bất chấp sự ngăn chặn và đàn áp của chính quyền Mỹ, phong trào "Chiếm phố Uôn" đang lan tỏa với những hình thức hoạt động đa dạng và sáng tạo, lôi cuốn sự quan tâm của nhiều học giả và nhà hoạt động chính trị. Tổng thống Mỹ B.Ô-ba-ma đã phải mở một cuộc họp báo tại Nhà trắng để lên tiếng về vấn đề này. Ông thừa nhận "những người biểu tình bày tỏ sự thất vọng lớn về hoạt động của hệ thống tài chính". Diễn đàn kinh tế thế giới tại Ða-vốt mới đây đã dành thời gian thảo luận về "tương lai của chủ nghĩa tư bản". Nhiều diễn giả đồng tình với nhận định của chủ tịch diễn đàn, ông Soáp cho rằng, chủ nghĩa tư bản "đã lỗi thời". Dù đang có những cách nhìn nhận khác nhau về xu hướng phát triển và những tác động của phong trào này đối với các nền kinh tế và xã hội tư bản chủ nghĩa. Song, sự bùng phát của phong trào quần chúng này góp phần làm rúng động cuộc khủng hoảng tài chính-kinh tế tư bản chủ nghĩa cổ lỗ và tàn bạo. Ông Giăng Cô-hen, giáo sư khoa học chính trị và ông Giôn Din-gơ, giáo sư báo chí Ðại học Cô-lăm-bi-a (Mỹ) dự đoán, những người biểu tình sẽ tạo ra một ảnh hưởng lâu dài đối với những người hoạch định chính sách và buộc họ phải tiến hành những bước cải tiến đúng đắn.

Trước làn sóng "Chiếm phố Uôn", nước Mỹ một lần nữa bị bộc lộ ra hàng loạt vấn đề mà lâu nay chính quyền cố tìm mọi cách che giấu và biện bạch. Phong trào "Chiếm phố Uôn" đại diện cho 99% số người Mỹ bị bóc lột và phải chịu đựng khó khăn lên tiếng phản đối chính sách làm giàu cho 1% số dân giàu có. Chính sách đó của chủ nghĩa tư bản là sự bất công và vi phạm quyền con người nghiêm trọng nhất.

Theo Nhân Dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất