Thứ Sáu, 22/11/2024
Giáo dục
Thứ Năm, 16/12/2021 10:25'(GMT+7)

Chuyển đổi số đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Chuyển đổi số là xu thế mà GDNN đang đẩy mạnh triển khai. Ảnh: N.LỘC

Chuyển đổi số là xu thế mà GDNN đang đẩy mạnh triển khai. Ảnh: N.LỘC

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thông qua Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, trong đó nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá chiến lược, đồng thời cũng chỉ rõ đổi mới và nâng cao chất lượng GDNN theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất với đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn. Tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao, đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động, chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người. Xây dựng các cơ chế, chính sách và giải pháp để đào tạo lại lực lượng lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chiến lược xác định (i) Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn; (ii) Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số; (iii) Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội.

Ở Việt Nam hiện có 56 triệu người trong độ tuổi lao động. Quy mô đào tạo của giáo dục nghề nghiệp hiện đáp ứng một tỷ trọng khiêm tốn (2,2 triệu người/năm). Yêu cầu tăng nhanh về số lượng đào tạo đồng thời đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn tới. Mỗi năm cần đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho hàng triệu người lao động. Hơn nữa, tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, xu thế tự chủ và cạnh tranh trong càng gia tăng, và đặc biệt là tác động của đại dịch Covid-19, giáo dục nghề nghiệp đứng trước đòi hỏi khẩn trương áp dụng chuyển đổi nhằm nâng cao tính mở và linh hoạt, khả năng thích nghi và đáp ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường lao động. Việc phát triển giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo phục vụ nhu cầu học tập suốt đời của người Description: ooxWord://word/media/image2.jpegdân, đặc biệt là nhu cầu phát triển kỹ năng của người đang tham gia vào thị trường lao động và chất lượng.

2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam được tập trung vào các yếu tố cấu thành lên hệ sinh thái chuyển đổi số như chương trình và nội dung đào tạo; phương pháp dạy và học; hạ tầng, nền tảng và học liệu số ; nhà giáo, học sinh và sinh viên; thể chế và hành lang pháp lý, quản trị và quản lý. Trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung chính sau:

2.1. Đối với chương trình và nội dung đào tạo để thực hiện được chuyển đối số cần chỉnh sửa, cập nhật nội dung đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế:

Xác định kiến thức và kỹ năng số cần thiết cơ bản và nâng cao đối với người lao động của môi trường kinh tế số, xã hội số; lồng ghép vào chương trình đào tạo các môn học liên quan tới kỹ năng số, công nghệ thông tin nhằm cung cấp các kỹ năng số cơ bản, nâng cao cho người học. Dự báo các năng lực và kỹ năng số cần có của ngành, nghề, đặc biệt là các ngành nghề phục vụ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, các ngành, nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế, các ngành nghề mới sẽ xuất hiện do áp dụng chuyển đổi số trong nền kinh tế; thường xuyên cập nhật các nội dung đào tạo giáo dục nghề nghiệp các cấp trình độ. Cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa và xây dựng mới chuẩn kiến thức, năng lực thực hiện cho các ngành nghề kịp thời đáp ứng yêu cầu của chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Xây dựng các bộ công cụ thích hợp để phân tích dữ liệu lớn (big dataanalytic) các dữ liệu về kết quả học tập, về thông tin việc làm, về đào tạo sau tốt nghiệp tại doanh nghiệp một cách liên tục để hoàn thiện nội dung, chương trình và phương thức dạy và học. Xây dựng các chương trình đào tạo các ngành nghề chuyên về công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số cho trong nền kinh tế. Thiết kế các chương trình liên thông trong giáo dục nghề nghiệp đảm bảo bổ sung, kế thừa các kỹ năng chuyển đổi số phục vụ nền kinh tế số. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quá trình xây dựng chuẩn đầu ra, nội dung, chương trình đào tạo đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp tại các cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao cho lao động đang trong thị trường lao động.

2.2. Đối với phương pháp dạy và học để thực hiện chuyển đổi số cần phải đổi mới, đa dạng các phương pháp, hình thức dạy và học ở các cấp trình độ củagiáo dục nghề nghiệp:

Tăng cường phương thức học tập kết hợp (blended learning), học tập ngược (flipped learning), học theo dự án (project-based learning), phối kết hợp hài hoà việc dạy và học trực tiếp tại trường với việc dùng các công nghệ, học liệu số, thiết bị mô phỏng, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành ảo trong đào tạo, kiểm tra đánh giá trực tuyến. Áp dụng hình thức học tập thích nghi (adaptive learning) đối với các nội dung đào tạo phù hợp, phân tích dữ liệu người học và điều chỉnh tức thời kế hoạch đào tạo, tài liệu học tập và cách thức đánh giá. Cá nhân hoá việc học tập; dùng phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ việc dạy và học.

2.3. Đối với hạ tầng, nền tảng và học liệu số để thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp cần phát triển hạ tầng, nền tảng, thiết bị và học liệu số bảo đảm để triển khai chuyển đổi số đồng bộ với các nền tảng số quốc gia:

Đầu tư, nâng cấp Trung tâm dữ liệu giáo dục nghề nghiệp hiện đại, tiên tiến sử dụng công nghệ đám mây, siêu hội tụ đáp ứng yêu cầu về hạ tầng cho các ứng dụng triển khai và yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống dữ liệu về việc làm, an sinh xã hội, giáo dục đào tạo và hệ thống dữ liệu của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số và điều hành hoạt động giáo dục nghề nghiệp thông minh tại Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, kết nối với các Sở Lao

động - Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc. Đầu tư thiết bị số, các thiết bị thực tập, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành ảo, phòng học thông minh và các thiết bị phát triển học liệu số cho một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ngành nghề được lựa chọn trọng điểm của các vùng làm cơ sở phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp số, thông minh. Đầu tư, nâng cấp hệ thống hạ tầng, hệ thống mạng, hệ thống an toàn thông tin và thiết bị ngoại vi phục vụ quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tăng cường hỗ trợ đầu tư thiết bị số và chi phí vận hành cho người học thông qua các chương trình tài trợ, giảm giá. Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục nghề nghiệp có khả năng đồng bộ với hệ thống thông tin thị trường lao động và cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng hệ thống quản lý nội dung nhằm phục vụ xây dựng, tiếp

nhận và lưu trữ học liệu do các trường, doanh nghiệp, cá nhân chia sẻ. Triển khai sâu rộng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh chứa các dịch vụ dùng chung để chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi một Bộ, ngành, địa phương và đóng vai trò trung gian phục vụ kết nối các hệ thống thông tin trong nội bộ của Bộ, ngành, địa phương với các hệ thống bên ngoài lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống cần hỗ trợ dữ liệu mở phục vụ cho truy xuất dữ liệu trong và ngoài lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp mọi lúc mọi nơi cũng như cho phép các doanh nghiệp công nghệ thông tin như là đối tác của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp có thể phát triển ứng dụng phục vụ cho các cơ sở đào tạo và quản lý liên quan đến giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng hạ tầng thanh toán phục vụ việc thanh toán học phí, thanh toán phí liên quan đến các dịch vụ công có thu phí và các loại hình dịch vụ có phí khác. Xây dựng nền tảng hạ tầng cơ sở dữ liệu lớn phục vụ báo cáo tổng hợp và phân tích nhu cầu giáo dục nghề nghiệp, phân tích chất lượng dạy và học, hỗ trợ công tác tuyển sinh và nhiều nghiệp vụ khác.

Đầu tư xây dựng một nền tảng số cho giáo dục nghề nghiệp, dùng chung cho tất cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Nền tảng số này đảm bảo có thể hỗ trợ tất cả các hình thức dạy và học (trực tuyến, trực tiếp, kết hợp...), bao gồm nền tảng học liệu số, thư viện điện tử, hệ tri thức chuyên ngành, các ứng dụng tuyển sinh, quản lý học viên trong và sau khi học, quản lý học tập hỗ trợ đào tạo cá thể hóa.

Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định được nhu cầu và sự cần thiết phải chuyển đổi số. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc triển khai thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp là bài toán khó, nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa xây dựng cho mình chiến lược, chương trình, kế hoạch để thực hiện chuyển đổi số, còn lúng tùng đi tìm mô hình, cách thức, chiến lược và lộ trình thực hiện chuyển đổi số tại đơn vị. Vì vậy, việc chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp dưa trên một nền tảng hệ sinh thái chung với các hợp phần phù hợp với bối cảnh, đặc thù riêng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết. Thực hiện tốt các nội dung về chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp nêu trên sẽ  giúp cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước các cấp phát huy và tập trung nguồn lực tổng thể và toàn diện thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp được thành công./.

Đỗ Nguyên Hưng-Trường Cao đẳng công nghệ Bách khoa

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất