Thứ Ba, 24/9/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 12/11/2008 22:30'(GMT+7)

Cơ hội lớn cho hàng nông sản Việt Nam



Những tiềm năng lớn

Diễn ra cuối tháng 10 tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tại thành phố Villepinte, ngoại ô phía bắc thủ đô Paris, Pháp, SIAL 2008 là cơ hội lớn nhất cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thực phẩm chế biến toàn cầu giới thiệu, quảng bá các sản phẩm. Được tổ chức hai năm một lần, SIAL thật sự trở thành hội chợ uy tín thu hút đông đảo các nhà sản xuất và nhà phân phối, tiêu dùng trên toàn thế giới hướng tới những sản phẩm thực phẩm chế biến chất lượng cao, mẫu mã thay đổi phù hợp thị hiếu của thị trường. Đặc biệt, với hơn 5.300 gian trưng bày giới thiệu sản phẩm của gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thu hút hơn 140 nghìn khách tham quan đến từ 191 quốc gia, SIAL 2008 đã lập kỷ lục mới về số lượng người tham dự tại kỳ tổ chức lần thứ 22 cho thấy tính hấp dẫn và chất lượng của hội chợ thực phẩm lớn nhất thế giới này.

Tại SIAL 2008, Trung tâm tiếp thị triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ NN và PTNT phối hợp đại diện Thương vụ tại Pháp tổ chức khu trưng bày của Việt Nam khá ấn tượng. Tọa lạc trên diện tích 135 m2, khu trưng bày của Việt Nam gồm 14 doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm trên toàn quốc hấp dẫn người xem với trang trí độc đáo, mang đậm nét văn hóa dân tộc. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp có thương hiệu đã trở nên quen thuộc với khách hàng Pháp nói riêng và châu Âu nói chung tiếp tục có điều kiện mở rộng các mối quan hệ và ký kết được nhiều hợp đồng mới thông qua hội chợ lần này.

Một trong những doanh nghiệp “có tiếng” với khách hàng tại SIAL lần này là Công ty cổ phần rau quả thành phố Hồ Chí Minh (Vegetexco). Bà Trần Thị Minh Vân, Trưởng phòng thương mại Vegetexco có kinh nghiệm hai lần dự SIAL hồ hởi: Ấn tượng năm nay là số lượng khách hàng tới tham quan gian hàng của Vegetexco hơn hẳn những lần trước. Trung bình mỗi ngày chúng tôi tiếp khoảng 50-60 lượt khách tới làm việc và bàn thảo hợp đồng. Tốc độ làm việc rất khẩn trương. Thậm chí khách hàng không ngồi mà đứng để làm việc cho nhanh còn nhường cho người sau vì thấy nhiều khách xếp hàng đợi.

Thương hiệu Vegetexco từ lâu được khách hàng châu Âu và Hoa Kỳ biết đến với các sản phẩm rau quả đóng hộp như dứa hộp, cốc tai, các loại rau hộp như bắp non, nấm, dưa chuột. Thế mạnh của Việt Nam là nước có nhiều hoa quả nhiệt đới và chất lượng ngon. Mỗi lần tham dự hội chợ, chúng tôi chú trọng giới thiệu nhiều chủng loại sản phẩm mới để thu hút sự quan tâm của khách hàng vì việc thay đổi khẩu vị của khách hàng rất quan trọng. Việc tham dự các hội chợ có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, đó là thường xuyên cập nhật các thông tin của thị trường, nắm bắt yêu cầu của khách hàng. Tâm lý khách hàng không thích ăn mãi một sản phẩm trong thời gian dài mà họ muốn thường xuyên đổi món.Thứ hai, chúng tôi có thể học tập cách thức sản xuất và tiếp nhận thông tin của thị trường thông qua các nước có gian hàng tại hội chợ như Trung Quốc, Thái-lan để kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường châu Âu.

Gian hàng được khách hàng mong đợi lần này là gian hàng của Công ty chế biến nước mắm Thanh Hà của huyện đảo Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc từ lâu đã trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới. Nhưng để được thưởng thức loại nước mắm do chính bàn tay của các nhà sản xuất nước mắm ở Phú Quốc làm ra thì lại không phải là điều dễ dàng, ngay cả đối với người tiêu dùng trong nước. Chị Kim Ngân, Phó giám đốc công ty cho biết: Đây là lần thứ hai tôi dự Hội chợ hàng thực phẩm SIAL và thấy số lượng khách hàng đến tăng hơn nhiều so với lần trước. Điều bất ngờ là khách hàng Trung Đông tới tìm hiểu sản phẩm cũng rất đông. Riêng tại gian hàng của nước mắm Thanh Hà, lượng khách tăng mạnh. Một trong những bí quyết của gia đình tôi là luôn giữ chữ tín và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Nhà tôi đã làm nước mắm từ nhiều đời nay. Nếu tính từ khi có thương hiệu ổn định thì từ đời ông nội tôi mở thương hiệu năm 1918. Công ty chúng tôi có riêng một đội tầu đánh bắt cá cơm để sản xuất nước mắm. Công ty chỉ bán khoảng 10% nước mắm cốt nhĩ ở thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu sản phẩm. Tại Pháp, nước mắm Thanh Hà cũng được bán tại một số siêu thị ở Paris. Chất lượng nước nắm của công ty Thanh Hà đã đạt tiêu chuẩn châu Âu. Để giữ thương hiệu, đòi hỏi phải quan tâm tới tất cả các khâu, từ khâu tuyển chọn nguyên liệu cá cơm, tới bảo quản, ngâm ủ mắm, đóng chai. Tuy nhiên, chi phí bảo đảm chất lượng sản phẩm như vậy sẽ rất tốn kém và không thể cạnh tranh với các sản phẩm kém chất lượng khác đang được bày bán tràn lan trên thị trường.

Sản phẩm vải thiều vải thiều Lục Ngạn của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang là “bí quyết” thu hút khách hàng đến với gian trưng bày của công ty rất đông. Giám đốc công ty, kỹ sư Nguyễn Tiến Kết là người gắn bó với thị trường châu Âu từ hàng chục năm nay. Ngoài sản phẩm vải thiều đóng hộp và vải thiều đông lạnh truyền thống, công ty lần này còn giới thiệu các sản phẩm mới như dứa, cà chua, dưa chuột, ngô ngọt đóng hộp. Giám đốc Kết kể, để nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng đông lạnh, từ năm 2002, công ty đã đầu tư mua thiết bị bảo quản của châu Âu với công suốt hơn 2.000 tấn/năm. Sản phẩm vải thiều đóng hộp của công ty có mặt tại thị trường Pháp từ 10 năm nay và hiện được bán tại hơn 450 siêu thị trên toàn nước Pháp. Nếu tính từ năm 1998, khi quả vải thiều Lục Ngạn lần đầu tiên có mặt trong các siêu thị của Pháp, thì sau 10 năm, sản lượng tăng lên gần 20 lần. Riêng mùa vải năm 2007, công ty xuất 550 tấn vải, còn năm 2008, con số này là 700 tấn. Tuy nhiên, sản lượng của công ty ngày càng không đủ cung cấp nhu cầu của thị trường. Lý giải về vấn đề này, ông Kết cho biết: Mùa vải chín rất ngắn. Trong mùa vải chín, khả năng chế biến không đáp ứng kịp vì đòi hỏi số lượng người lao động lớn. Để giải quyết bài toán này, ông Kết đưa ra hai giải pháp, một là tăng cường mua thiết bị, hệ thống kho mát để kéo dài thời gian chế biến vải. Bên cạnh đó là tăng cường đội ngũ công nhân chế biến vải khi vào mùa.

Gian hàng đặc biệt nhất tại khu Việt Nam năm nay là gian hàng của Công ty chế biến thực phẩm Dân Ô với sản phẩm nổi tiếng hạt điều chế biến do một cô gái Thái-lan xinhThứ hai, chúng tôi có thể học tập cách thức sản xuất và tiếp nhận thông tin của thị trường thông qua các nước có gian hàng tại hội chợ như Trung Quốc, Thái-lan để kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị trường châu Âu.

Gian hàng được khách hàng mong đợi lần này là gian hàng của Công ty chế biến nước mắm Thanh Hà của huyện đảo Phú Quốc. Nước mắm Phú Quốc từ lâu đã trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới. Nhưng để được thưởng thức loại nước mắm do chính bàn tay của các nhà sản xuất nước mắm ở Phú Quốc làm ra thì lại không phải là điều dễ dàng, ngay cả đối với người tiêu dùng trong nước. Chị Kim Ngân, Phó giám đốc công ty cho biết: Đây là lần thứ hai tôi dự Hội chợ hàng thực phẩm SIAL và thấy số lượng khách hàng đến tăng hơn nhiều so với lần trước. Điều bất ngờ là khách hàng Trung Đông tới tìm hiểu sản phẩm cũng rất đông. Riêng tại gian hàng của nước mắm Thanh Hà, lượng khách tăng mạnh. Một trong những bí quyết của gia đình tôi là luôn giữ chữ tín và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Nhà tôi đã làm nước mắm từ nhiều đời nay. Nếu tính từ khi có thương hiệu ổn định thì từ đời ông nội tôi mở thương hiệu năm 1918. Công ty chúng tôi có riêng một đội tầu đánh bắt cá cơm để sản xuất nước mắm. Công ty chỉ bán khoảng 10% nước mắm cốt nhĩ ở thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu sản phẩm. Tại Pháp, nước mắm Thanh Hà cũng được bán tại một số siêu thị ở Paris. Chất lượng nước nắm của công ty Thanh Hà đã đạt tiêu chuẩn châu Âu. Để giữ thương hiệu, đòi hỏi phải quan tâm tới tất cả các khâu, từ khâu tuyển chọn nguyên liệu cá cơm, tới bảo quản, ngâm ủ mắm, đóng chai. Tuy nhiên, chi phí bảo đảm chất lượng sản phẩm như vậy sẽ rất tốn kém và không thể cạnh tranh với các sản phẩm kém chất lượng khác đang được bày bán tràn lan trên thị trường.

Sản phẩm vải thiều vải thiều Lục Ngạn của Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang là “bí quyết” thu hút khách hàng đến với gian trưng bày của công ty rất đông. Giám đốc công ty, kỹ sư Nguyễn Tiến Kết là người gắn bó với thị trường châu Âu từ hàng chục năm nay. Ngoài sản phẩm vải thiều đóng hộp và vải thiều đông lạnh truyền thống, công ty lần này còn giới thiệu các sản phẩm mới như dứa, cà chua, dưa chuột, ngô ngọt đóng hộp. Giám đốc Kết kể, để nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng đông lạnh, từ năm 2002, công ty đã đầu tư mua thiết bị bảo quản của châu Âu với công suốt hơn 2.000 tấn/năm. Sản phẩm vải thiều đóng hộp của công ty có mặt tại thị trường Pháp từ 10 năm nay và hiện được bán tại hơn 450 siêu thị trên toàn nước Pháp. Nếu tính từ năm 1998, khi quả vải thiều Lục Ngạn lần đầu tiên có mặt trong các siêu thị của Pháp, thì sau 10 năm, sản lượng tăng lên gần 20 lần. Riêng mùa vải năm 2007, công ty xuất 550 tấn vải, còn năm 2008, con số này là 700 tấn. Tuy nhiên, sản lượng của công ty ngày càng không đủ cung cấp nhu cầu của thị trường. Lý giải về vấn đề này, ông Kết cho biết: Mùa vải chín rất ngắn. Trong mùa vải chín, khả năng chế biến không đáp ứng kịp vì đòi hỏi số lượng người lao động lớn. Để giải quyết bài toán này, ông Kết đưa ra hai giải pháp, một là tăng cường mua thiết bị, hệ thống kho mát để kéo dài thời gian chế biến vải. Bên cạnh đó là tăng cường đội ngũ công nhân chế biến vải khi vào mùa.

Gian hàng đặc biệt nhất tại khu Việt Nam năm nay là gian hàng của Công ty chế biến thực phẩm Dân Ô với sản phẩm nổi tiếng hạt điều chế biến do một cô gái Thái-lan xinh đẹp đứng giới thiệu. Sunanta, giám đốc tiếp thị hiện là trưởng văn phòng công ty Dân Ô tại Thái-lan niềm nở: Năm 2007, chúng tôi xuất khẩu được hơn 6.000 tấn hạt điều thành phẩm. Thị trường chính của chúng tôi là Hoa Kỳ. Dây chuyền chế biến hạt điều của công ty Dân Ô đều được nhập khẩu từ nước ngoài và quy trình sản xuất được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt nên sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chuẩn Hoa Kỳ và châu Âu. Năm 2008 này, chúng tôi có nhiều khách hàng hơn năm ngoái. Tuy giá hạt điều giảm hơn so với năm ngoái, nhưng với sản lượng chế biến tương đương hoặc lớn hơn cộng với việc mở rộng hệ thống phân phối, công ty hy vọng sẽ tiếp tục giữ vững và mở rộng thị phần sang một số thị trường mới như Canada và EU.

Cần những giải pháp đồng bộ

Các doanh nghiệp Việt Nam tại Hội chợ SIAL này đều có một đánh giá chung là, trước những nhu cầu lớn của thị trường thế giới, nông sản Việt Nam đang có lợi thế lớn. Nhưng để biến được lợi thế đó thành thế mạnh thật sự, còn nhiều việc phải làm.

Theo bà Minh Vân, xu thế hiện nay của người dân châu Âu là tăng cường ăn rau quả, nhất là các loại rau quả nhiệt đới để tránh căn bệnh béo phì và tim mạnh đang trở nên ngày càng phổ biến. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng lại không hề đơn giản. Vì quy mô sản xuất của các doanh nghiệp còn đơn lẻ, thiếu đồng bộ. Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm rau quả xuất khẩu là nguồn nguyên liệu thiếu ổn định. Giá nguyên liệu lên xuống bấp bênh. Người nông dân vẫn chưa có thói quen sản xuất theo kiểu công nghiệp, chăm sóc rau quả không đúng theo quy chuẩn kỹ thuật, phun thuốc hóa học tràn lan nên chất lượng rau quả không đáp ứng yêu cầu. Một khó khăn nữa là các doanh nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu thường xuyên bị ép giá cao khi giá trị trường lên. Điều đó ảnh hưởng lớn tới việc giao hàng cho khách hàng theo quy định của hợp đồng.

Chia sẻ những tâm tư trên, giám đốc Nguyễn Tiến Kết bức xúc: Chúng tôi đã đến các gian hàng của Thái-lan, Trung Quốc và Nam Phi nếm thử sản phẩm vải của họ thì thấy rằng quả vải thiều Việt Nam ngọt hơn, thơm hơn và cùi dày hơn. Nhưng có một thực tế là Thái-lan và Trung Quốc hiện nay lại xuất khẩu vải sang thị trường Pháp với sản lượng lớn hơn Việt Nam rất nhiều. Rõ ràng chúng ta chưa quảng bá được thương hiệu quả vải Việt Nam đến các nhà kinh doanh thế giới mà trực tiếp là Hiệp hội rau quả Việt Nam và Tổng Công ty rau quả Việt Nam chưa làm tốt vai trò quảng bá những sản phẩm truyền thống nổi tiếng. Còn đối với các doanh nghiệp nhỏ, với năng lực tài chính hạn chế, việc tuyên truyền và quảng bá thương hiệu ra thị trường quốc tế rất khó khăn.

Chúng tôi đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để quảng bá những sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh như vải, nhãn, dứa, dưa chuột đưa vào các thị trường lớn như châu Âu mà qua hội chợ trên cho thấy tiềm năng và nhu cầu rất lớn. Thứ hai là nhà nước cần có chính sách khuyến khích người nông dân mở rộng vùng nguyên liệu với những sản phẩm như dưa chuột và dứa. Đây là hai sản phẩm phù hợp với thổ nhưỡng của các địa phương ở miền Bắc.

Có một thực tế hiện nay là có nhiều khách hàng đặt hàng tới vài trăm container và đồng ý mở tài khoản thanh toán ngay nhưng các nhà máy, doanh nghiệp Việt Nam nói chung chỉ đáp ứng được vài chục container nên không dám hứa với khách hàng. Cái khó của các doanh nghiệp chế biến hàng nông sản Việt Nam không phải là năng lực chế biến mà chính là vùng nguyên liệu. Chính sách của nhà nước về vùng nguyên liệu cũng cần phải tính lại. Vùng nguyên liệu đã manh mún rồi, nhưng khi đi đến đâu, thấy cây dưa trồng được lại hỗ trợ trồng dưa. Thời gian sau, thấy khoai tây được lại đưa cây khoai tây trồng ngay trên vùng nguyên liệu dưa. Sau đó, thấy cây cà chua bi có lợi nhuận cao lại trồng cà chua bi. Trên một cánh đồng, khuyến nông trồng nhiều thứ quá không hiệu quả. Việc khuyến nông dàn trải như vậy vô hình chung tạo cho người dân sinh ra ỷ lại, chờ dự án. Kết quả là vùng nguyên liệu không ổn định, không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu.

Với hơn 30 năm gắn bó với ngành rau quả Việt Nam, chưa bao giờ tôi thấy sản phẩm rau quả của nước ta lại có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường thế giới như hiện nay. Nếu có chiến lược phát triển đồng bộ, tôi tin chắc rằng hàng nông sản Việt Nam sẽ có vị trí xứng đáng trên thị phần thế giới.

Đánh giá về kết quả tham dự hội chợ SIAL năm nay, ông Nguyễn Văn Thắng, Giám đốc Trung tâm tiếp thị triển lãm nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trưởng đoàn nhận xét: Tại hội chợ SIAL lần này, Việt Nam tham gia với cơ cấu mặt hàng là các sản phẩm chế biến và đã chế biến sâu. Đây là điều phù hợp chủ trương của nhà nước ta phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa có hiệu quả và sức cạnh tranh cao hướng ra xuất khẩu. Theo đó, cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản là thực phẩm chế biến, giảm bớt và tiến tới hạn chế xuất khẩu những hàng nông sản thô.

Một điều đáng chú ý nữa là năm nay, số lượng khách hàng đến tìm hiểu, ký kết hợp đồng với Việt Nam tăng mạnh so với lần trước do một số nước trong khu vực có vấn đề liên quan đến chất lượng an toàn thực phẩm. SIAL là hội chợ thực phẩm toàn cầu nên đây là cơ hội tốt giới thiệu hàng hóa Việt Nam. Các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng.

Đối với cơ quan quản lý của nhà nước, qua các buổi làm việc với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp cũng như cơ quan thương vụ, chúng tôi nhận thấy hội chợ SIAL có tiềm năng rất lớn đối với hàng hóa Việt Nam vì đây không chỉ là hội chợ của riêng Pháp hay EU mà là cả thế giới. Trong những năm tới, cần tiếp tục tiến hành đồng bộ hơn hoạt động xúc tiến thương mại để giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam tại hội chợ với quy mô lớn hơn nhằm phát triển mạnh thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần chú ý rằng thị trường châu Âu là thị trường đòi hỏi chất lượng và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Trong buổi tiếp các đoàn quốc tế, Bộ trưởng nông nghiệp và nghề cá của Pháp cũng nhấn mạnh tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Pháp và EU phải được đặt lên hàng đầu. Đây là vấn đề mà Việt Nam phải nỗ lực rất nhiều mới có thể giành được thị phần và mở rộng thị trường.

HUY THẮNG và KHẢI HOÀN

Phóng Phóng viên báo Nhân Dân thường trú tại Pháp

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất