(TCTG)- “Trong 40 năm qua, hoạt động vũ trang của các tổ chức Palextin chỉ làm cho cuộc sống của người dân Palextin thêm trầm trọng và cản trở mọi tiến trình xây dựng một Nhà nước”.
Phong trào Fatah của người Palextin đã chính thức không từ bỏ cuộc chiến vũ trang chống Ixraen. Nhóm họp tại Bethléem dưới biểu tượng hai khẩu súng trường kalachnikovs xếp chéo nhau, những du kích kỳ cựu Palextin đã phản đối mọi sự sửa đổi nguyên tắc tồn tại từ khi thành lập tổ chức. Tuy nhiên, ông Mahmoud Abbas, người kế thừa lãnh tụ Arafat từ lâu đã phản đối biện pháp vũ trang. Từ khi lên nắm quyền năm 2004, Tổng thống Abbas ưu tiên tìm kiếm một giải pháp thương lượng, điều này có hại cho người dân của ông. Vì những lý do chính trị nội bộ, ông đã không thể chống lại nguyên tắc chí thánh về quyền “chiến đấu” của người Palextin. Tuy nhiên, trong bài diễn văn khai mạc đại hội của nhóm Fatah, ông đã cho mọi người thấy rằng cuộc chiến đấu này có thể thay đổi theo cách khác so với hoạt động vũ trang. Ông đặc biệt đưa ra ví dụ về các cuộc biểu tình không bạo lực diễn ra hầu như hàng tuần chống lại việc xây dựng bức tường an ninh Bilin ở Cisjordanie bằng cách sử dụng các biện pháp chiến đấu bị động và phi bạo lực, trong đó có loại trừ một số trường hợp ngoại lệ. Đối với nhóm Fatah cũng như các chiến binh Hồi giáo của nhóm Hamas, cuộc chiến đấu vũ trang là cách duy nhất để các yêu cầu của người Palextin được thấu hiểu.
Xét về kết quả, cách thức này ghi nhận thất bại cay đắng. Trong 40 năm qua, các hoạt động bạo lực của tất cả các tổ chức Palextin chỉ làm cho cuộc sống của người dân thêm khổ cực và cản trở mọi nỗ lực xây dựng một Nhà nước. Việc Ixraen chiếm đóng Cisjordanie đã không ngừng làm cho cuộc sống của người Palextin thêm trầm trọng, tiếp đến là việc Ixraen xây dựng bức tường ngăn cách và phong toả dải Gaza.
Về mặt tinh thần, lý do của người Palextin, được mọi người hiểu thấu đáo, lại gắn với các hình thức đấu tranh bạo lực tồi tệ nhất ở thời hiện đại. Việc sử dụng chủ nghĩa khủng bố luôn bị lên án. Việc này sẽ càng trở nên trầm trọng nếu chủ nghĩa khủng bố tiếp tục được sử dụng và sẽ làm cho người dân Palextin phải chịu đựng thêm trong khi các nhóm vũ trang Palextin vẫn muốn bảo vệ.
Sự tính toán ích kỷ của những nhà cách mạng và những người nổi dậy trong thế kỷ XX khi cần tới bạo lực và chủ nghĩa khủng bố để buộc kẻ thù ngừng trấn áp, làm cho người dân gắn bó với họ và kết thúc là buộc kẻ thù phải thương lượng, song điều này không bao giờ đúng với người Palextin.
Những người Ixraen, luôn từ chối mọi cuộc thương lượng, không bao giờ có những đối tác tốt nhất trong số các phần tử cốt cán của Tổ chức Giải phóng Palextin (PLO) trước tiên, sau đó đến phong trào Hamas. Từ các vụ bắt cóc máy bay đến khủng bố tự sát, các phong trào trên đã tạo ra những lý lẽ cần thiết cho người Ixraen viện dẫn để khép lại cánh cửa đối thoại.
Bạo lực làm mất uy tín cho lý do của người Palextin
Về mặt quân sự, cuộc chiến đấu vũ trang của người Palextin không bao giờ làm đối thủ Ixraen phải lúng túng. Một số trận đánh đã diễn ra như “trận đánh” Karameh trong thung lũng Jourdain năm 1968, các cuộc giao tranh ở miền Nam Li Băng năm 1978 hay trong vùng ngoại ô Beyrouth năm 1982, các du kích Palextin không bao giờ đánh bại được quân đội Ixraen. Quân đội Ixraen cũng thường xuyên phải đối mặt với các nước Ả-rập khác, trong đó có cuộc chiến chống lại quân đội Ả-rập Jordanie năm 1970 hay với quân đội Xyri và quân du kích Thiên chúa giáo trong cuộc nội chiến tại Li Băng. Tóm lại, các hoạt động đấu tranh của người Palextin luôn là những hành động khủng bố chống lại thường dân.
Từ vụ tại Munich năm 1972 đến các vụ đánh bom tự sát những năm 2000, kết quả chính của “cuộc chiến đấu vũ trang” này luôn làm mất uy tín cho lý do của người Palextin và tăng cường sự ủng hộ của quốc tế cho kẻ thù, làm mất đi hầu hết mọi thiện chí hoà bình của người Ixraen và làm cho điều kiện sống của người dân Palextin thêm khó khăn hơn.
Tổng thống Mahmoud Abbas đã hiểu rõ ngõ cụt mà “cuộc chiến vũ trang” đã làm mất uy tín cho lý do của người Palextin. Trong khi kêu gọi các thành viên Fatah thừa nhận những lầm lỗi mắc phải trong 40 năm tồn tại của đảng mình, ông đã chỉ cho họ thấy rằng có các biện pháp đấu tranh khác hơn là cuộc chiến vũ trang hiện nay. Không có phép màu nhiệm như cố thủ tướng Ấn Độ Gandhi, không có tài thuyết phục như mục sư Martin Luther King, ông Abbas cần phải thuyết phục những người Palextin rằng các biện pháp hoà bình có thể có hiệu quả hơn.
Theo báo LEFIGARO.fr