(TCTG)- Hai tháng rưỡi sau khi đánh bại lực lượng ly khai Những con hổ giải phóng Tamil (LTTE), Sri Lanka sẽ như thế nào? Hiện đang diễn ra cuộc bầu cử địa phương chưa từng có trong vùng độc chiếm ở miền Bắc đất nước, chúng tôi xin điểm lại tình hình như sau:
Tình hình nhân đạo mờ nhạt
Tổng cộng có khoảng từ 280 nghìn đến 300 nghìn quân LTTE luôn ẩn náu trong khoảng 20 trại tỵ nạn ở miền Bắc đất nước. Nghi ngờ việc trên, chính phủ đã bỏ rơi điều kiện sống của họ ngay sau cuộc đình chiến được xác nhận. Chỉ từ tháng 6, các nhà báo, bị giám sát chặt chẽ, mới có thể đi đến, đánh giá và gặp gỡ người dân Tamil.
Một người đã giải thích cho đặc phái viên của tờ New York Times rằng “anh ta đã bị mất tự do”. “Anh giải thích, chúng tôi đã được giải phóng để ám chỉ được thoát khỏi sự kiểm soát của LTTE, nhưng chúng tôi lại là nhưng tù nhân mới”. Ngay sau khi những phiến quân của thủ lĩnh Velupillai Prabhakaran đầu hàng, Tổng thống Sri Lanka Mahinda Rajapakse đã nhấn mạnh: cuộc tấn công của chủ nghĩa Bônsêvích mà ông vừa phát động “không phải là một cuộc chiến tranh mà là một chiến dịch nhân đạo nhằm cứu những người dân khu vực này”.
Trong các điều kiện trên, tại sao hàng nghìn gia đình bị suy kiệt hay bị tàn sát trong 26 năm chiến tranh đẫm máu lại luôn sống trong những bức tường dây thép gai? Bất chấp bài diễn văn khải hoàn của ông, vẫn còn nhiều điều nghi ngờ. Nếu các gia đình ủng hộ phần lớn các phiến quân LTTE, quân đội Sri Lanka sợ rằng một số gia đình đang còn che giấu họ.
Tại các trại tỵ nạn, người dân Tamil sống trong những điều kiện vệ sinh tạm bợ. Trước một chính quyền đang chờ thời, một số tổ chức phi chính phủ đang gây sức ép. Ngày 28/7, Human Rights Watch đã ra một bản thông cáo kêu gọi chính phủ Sri Lanka phóng thích vô điều kiện những người Tamil, “họ đáng được hưởng tự do”. Về phần mình, phóng viên có uy tín của Mỹ Robert D. Kaplan không do dự khi so sánh hoạt động quân sự ở nước này “tàn nhẫn” như cuộc chiến chống ly khai tại Chesnia của Nga.
Tuy nhiên, các nhà quan sát trực tiếp khác lại bảo vệ chính quyền hiện nay. Trong số họ có nhà báo Kath Noble. Cuối tháng 6, nhà báo người Anh này đã tới 2 trại tỵ nạn ở Vavuniya và Chettikulam. Nhà báo này viết: “Tôi đánh giá những đóng góp đặc biệt của quân đội: Tôi tin rằng những phàn nàn của Liên Hợp Quốc về việc quân sự hoá các trại tỵ nạn là không đúng, bởi quân đội dường như là lực lượng có mặt tại chỗ hoạt động hiệu quả nhất”.
2,6 tỷ đô la Mỹ có nhiều nghi vấn
Ngày 25/7, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã dành khoản vay 2,6 tỷ USD cho Sri Lanka. Sau các cuộc đàm phán gay go, thể chế tài chính này đã quyết định cấp cho khoản tiền trên mặc dù vấp phải sự phản đối của Washington và Luân Đôn, hai nước này cho rằng việc cấp khoản vay này là quá sớm.
IMF cần cho phép Colombo thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Nhưng như nội dung bức thư gửi cho Chủ tịch IMF Dominique Strauss-Kahn ngày 16/7 đã chứng minh, Bộ Tài chính Sri Lanka đã cam kết giải ngân từ 70-80% khoản tiền từ nay đến cuối năm để tái thiết cơ sở hạ tầng và phục vụ các cuộc bầu cử địa phương.
322 triệu USD sẽ cần phải giải ngân ngay lập tức để giúp đất nước này đứng vững song những nghi ngờ vẫn tồn tại liên quan việc phân chia nguồn tiền dễ kiếm này. Mới đây, trước khi yêu cầu Colombo tôn trọng các cam kết, ông Stephen Timms-Bộ trưởng Tài chính Anh đã tuyên bố “tình hình nhân đạo vẫn còn là nỗi lo lắng”.
Những con hổ Tamil sẽ như thế nào?
Với cái chết của nhà lãnh đạo lịch sử Prabhakaran, nhóm du kích có tổ chức nhất trên thế giới đã bị mất người cầm đầu. Phần lớn những phó tướng thân cận của “con hổ số 1” đã bị loại bỏ trong các cuộc đối đầu rải rác cuối cùng và gần 9 nghìn quân nổi dậy đã bị chính quyền bắt giữ. Trong số họ có rất nhiều binh lính trẻ em gia nhập lực lượng LTTE.
“Được huấn luyện” trong các trung tâm đặc biệt ở phía Nam đất nước, họ học các nghề thợ xây, thợ mộc, thợ nước, tiếng Anh hay tin học. Và đặc biệt là tiếng cingalais, ngôn ngữ của dân tộc chiếm đa số. Từ nay, họ trung thành với một giống thú họ mèo khác, đó là sư tử. Giống này có quốc kỳ.
Ở nước ngoài, những con hổ Tamil vẫn còn nuỗi dưỡng ý chí. Little Jaffna, “lá phổi” của cộng đồng người Tamil tại Paris ít ồn ào trong tháng 5. Tuy nhiên, Manimaran, một sinh viên 20 tuổi đánh giá rằng với thời gian, phong trào sẽ tái sinh từ đống tro hoả táng: “anh nhắc lại, những con hổ có thể chết, song đó không phải là thông diệp của chúng tôi. Cần có thời gian và chúng tôi sẽ không từ bỏ cuộc chiến. Chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng…”
Với việc LTTE kết thúc, những người Tamil đã mất đi đại diện chính trị duy nhất của mình. Từ nay, cũng như nhiều nhà quan sát lo ngại, phong trào có nguy cơ khôi phục lại trong tương lai ngắn hay trung hạn.
Thắng lợi của tổng thống Sri Lanka
Được bầu dựa vào chương trình theo chủ nghĩa dân tộc, cam kết tiêu diệt LTTE và chấm dứt cuộc xung đột mang tiếng là không thể giải quyết, Tổng thống Mahinda Rajakapse sẽ tự hào về chiến thắng của mình. Như nhà báo Wathsala Mendis đã giải thích trong một bài xã luận của tờ Sunday Leader, vị nguyên thủ Nhà nước này đã chứng tỏ sự thống trị của mình trong đời sống chính trị Sri Lanka. Trong khi nhắc đến các cuộc bầu cử địa phương mà ông đã liên kết với các đồng minh, ông đặc biệt củng cố mắt xích quan trọng trong liên minh của mình, đó là Đảng tự do Sri Lanka (UPFA).
Để chứng minh cho tình hình chính trị tốt đẹp này, một cuộc thăm dò độc lập được tiến hành tại Jaffna, thủ đô văn hoá của người Tamil, đã dành cho UPFA một sự vượt trội nhỏ. Nếu gần một nửa cử tri vẫn chưa quyết định và một phần tư từ chối cho biết sự chọn lựa của họ thì có 23,8% số người thông báo muốn bầu cho liên minh của tổng thống, ngược lại với 7,3% dành cho ITAK-liên minh Tamil.
Một cuộc bầu cử không đáng tin
Được tổng thống rất mong muốn, cuộc bầu cử diễn ra ngày 07/8 là cuộc bầu cử đầu tiên từ năm 1998 tại hai thị xã Jaffna và Vavuniya. Cuộc bầu cử này tồn tại những điều không rõ ràng, đặc biệt liên quan đến các thể thức bầu cử. Ví dụ, một cuộc thăm dò được thực hiện tại Jaffna cho thấy gần ¼ người dân tuyên bố không có chứng minh thư mà lực lượng an ninh triển khai tại đây yêu cầu.
Điều lo lắng hơn nữa, đó là việc chính phủ đã ra sắc lệnh quy định các phương tiện thông tin đại chúng phải đứng ngoài quá trình bầu cử. Để chứng minh điều này, Tổ chức Phóng viên không biên giới (Reporters sans Frontières) đã chỉ trích kịch liệt bởi chính quyền đã đưa ra những lý do an ninh.
Cho đến tận đầu năm nay, tại các khu vực phiến quân Tamil ủng hộ, chính quyền ít lo ngại họ hơn là việc báo chí quá tò mò. Như cuộc tấn công cuối cùng vào tháng 5, cuộc bầu cử lịch sử và mang tính biểu tượng này diễn ra và được những người phản đối chiến tranh theo dõi sát sao. Chỉ sau bức màn, người ta mới có thể nói những điều mình muốn.
Theo báo LEXPRESS.fr