Thứ Hai, 30/12/2024
Văn hóa - Xã hội
Thứ Sáu, 19/1/2024 15:37'(GMT+7)

Cuốn sách “Hồi ức Quảng Trị” – Hun đúc truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc

Sáng 19/1, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ giới thiệu cuốn sách “Hồi ức Quảng Trị” của nhà văn, nhà thơ, nhà báo, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Kha.

Đây cũng là dịp để tri ân lớp lớp những người lính đã hy sinh tuổi trẻ, xương máu, rời xa quê hương, gia đình, vượt qua mọi gian nguy, thử thách để chiến đấu giành, giữ từng tấc đất non sông và tên tuổi của họ đã trở nên bất tử.

Đồng chí Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát biểu tại buổi lễ ra mắt cuốn sách. (Ảnh: TA)

Đồng chí Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phát biểu tại buổi lễ ra mắt cuốn sách. (Ảnh: TA)

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cho biết: "Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, vùng đất lửa Quảng Trị đã phải gánh chịu nhiều đau thương, mất mát, hứng chịu những tàn khốc của chiến tranh. Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị là một trong những trận chiến ác liệt nhất trong chiến dịch Xuân - Hè năm 1972 của quân và dân ta. Hơn 4.000 anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu và nằm lại mảnh đất Thành cổ.

Tinh thần kiên cường chiến đấu và niềm tin quyết thắng của những người lính mới ở tuổi đôi mươi đã khẳng định ý chí sắt đá của con người trước bom đạn và điều kiện khắc nghiệt nhất của chiến tranh. Sự hy sinh của họ là câu trả lời ngắn gọn nhất nhưng rõ ràng nhất, cảm động nhất về khát vọng cháy bỏng “độc lập, tự do, thống nhất” cho dân tộc".

Quang cảnh buổi lễ ra mắt cuốn sách. (Ảnh: TA)

Quang cảnh buổi lễ ra mắt cuốn sách. (Ảnh: TA)

Đồng chí Nguyễn Thái Bình cho biết thêm, trong 2 tháng khẩn trương triển khai xuất bản cuốn sách, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã nỗ lực, nghiêm túc, tâm huyết, trách nhiệm phối hợp với ê-kíp làm việc của nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha để biên tập và hoàn thiện nội dung bản thảo trên nguyên tắc tôn trọng văn phong, cách dùng từ, đặt câu của tác giả hai bản nhật ký, hồi ký.

Cuốn sách “Hồi ức Quảng Trị” đã khắc họa sinh động sự tàn khốc của 81 ngày đêm trận chiến Thành cổ Quảng Trị qua những trang nhật ký, hồi ký chiến trường của hai người lính trực tiếp đối đầu nhau ở hai bên chiến tuyến.

Khi lật giờ từng trang, từng dòng tự sự của một bên là anh giải phóng quân của Quân đội nhân dân Việt Nam, còn bên kia là người lính thủy quân lục chiến trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, bạn đọc sẽ được đối chiếu, so sánh, cảm nhận về hoài bão, mục tiêu, lý tưởng sống của hai người lính.

Họ là những người đồng trang lứa, cùng năm sinh, đều cồn cào nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương, có những khát vọng của tuổi trẻ nhiệt huyết, nhưng ở hai bên chiến tuyến, mục tiêu cầm súng của hai người lính là hoàn toàn khác biệt.

Có lẽ đây là lần đầu tiên có một cuốn sách đặt song song hai bản nhật ký, hồi ký của hai người lính ở hai đầu chiến tuyến trong một cuộc chiến đấu dài ngày, cam go, ác liệt.

Cuốn sách “Hồi ức Quảng Trị” khắc họa sinh động về 81 ngày đêm trận chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong “mùa hè đỏ lửa” năm 1972.

Cuốn sách “Hồi ức Quảng Trị” khắc họa sinh động về 81 ngày đêm trận chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị trong “mùa hè đỏ lửa” năm 1972.

Chính điều này đã thể hiện rõ sự đối lập sâu sắc của mục đích, trách nhiệm và hành động cầm súng chiến đấu của hai người lính đại diện cho hai phía: chính nghĩa và phi nghĩa; tự nguyện, cống hiến và bắt buộc, cam chịu; lý tưởng và vô cảm; khát vọng và vô vọng.

Vết thương chiến tranh đã dần được hàn gắn. Tuy nhiên, với những người lính, ở cả hai phía, đó là ký ức không thể nào quên trong cuộc đời họ.

Tại sự kiện, nhà văn Nguyễn Thụy Kha cho biết, ông đã đau đáu về đề tài này từ rất lâu bởi trận chiến Thành cổ Quảng Trị đối với ông và các đồng đội năm xưa như một vết thương khó có thể lành.

“Đây là một tiếng nói mới để chúng ta có thể nhận thức thêm về một cuộc chiến đã đi qua rất lâu nhưng vẫn còn đầy những trắc ẩn phía sau”, nhà văn Nguyễn Thụy Kha nói thêm.

Thông qua cuốn sách, các bạn trẻ hiện nay như được “đi ngược thời gian” trở lại tìm hiểu thêm về sự dâng hiến, hy sinh của thế hệ cha anh, từ đó sẽ thấy được bản thân cần phải sống và cống hiến thế nào cho xứng đáng trong ngày hôm nay.

Giao lưu trao đổi với Nhà văn Nguyễn Thụy Kha về cuốn sách

Giao lưu trao đổi với Nhà văn Nguyễn Thụy Kha về cuốn sách "Hồi ức Quảng Trị". (Ảnh: TA)

Đặc biệt, thông điệp then chốt mà nhà văn Nguyễn Thụy Kha muốn gửi gắm đến thế hệ trẻ qua tác phẩm đó là tinh thần hòa hợp dân tộc - một tiến trình mà theo ông diễn ra tuy chậm nhưng là điều mà chúng ta đang hướng tới.

Trận chiến thành cổ Quảng Trị, thông điệp muốn gửi đến là tinh thần hòa hợp dân tộc, tuy chậm nhưng chúng ta cũng đang hướng tới, là tinh thần then chốt muốn gửi đến thế hệ trẻ, muốn thế hệ trẻ có thể cảm nhân, thâu hiểu.

Cuốn sách “Hồi ức Quảng Trị” thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn của thế hệ hôm nay và mai sau đối với lớp lớp những người lính đã hy sinh tuổi trẻ, xương máu, rời xa quê hương, gia đình, vượt qua mọi thử thách hiểm nguy để chiến đấu, giành, giữ từng tấc đất non sông, vì sự thống nhất, độc lập của dân tộc.

Để phổ biến, lan tỏa nội dung giá trị của cuốn sách đến đông đảo bạn đọc, song song với việc xuất bản sách giấy truyền thống, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật sẽ xuất bản phiên bản điện tử, phục vụ bạn đọc trên trangsachquocgia.vn.

 

Tin, ảnh: Nhật Minh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất