Thứ Tư, 2/10/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 10/8/2012 12:56'(GMT+7)

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Angiêri được đề cử làm tân đặc phái viên quốc tế về Xyri

Cựu Ngoại trưởng Algeria Lakhdar Brahimi. (Nguồn: Reuters)

Cựu Ngoại trưởng Algeria Lakhdar Brahimi. (Nguồn: Reuters)

Theo các nguồn tin trên, hiện các cuộc thương lượng liên quan đến vấn đề này vẫn đang tiếp tục, và quyết định bổ nhiệm chính thức ông Brahimi có thể sẽ được đưa ra vào tuần tới.

Ông Brahimi năm nay 78 tuổi, giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao Angiêri từ năm 1991 - 1993. Ông từng giữ các cương vị đặc phái viên LHQ tại Ápganixtan sau các vụ tấn công khủng bố 11/9 tại Mỹ năm 2011, đặc phái viên tại Irắc trong cuộc chiến do Mỹ phát động năm 2003 và phái viên của AL tại Libăng hồi những năm 80 của thế kỷ trước.

Tuần trước, ông Annan thông báo quyết định rút khỏi cương vị đặc phái viên với lý do không nhận được sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 17 tháng qua ở Xyri. Ông Annan và Tổng thư ký LHQ Ban Ki Mun (Ban Ki-moon) cho rằng sự chia rẽ giữa các thành viên trong HĐBA là nguyên nhân chính khiến kế hoạch hòa bình 6 điểm do ông Annan đề xuất thất bại. Vì vậy, LHQ rất chú trọng việc xác định rõ vai trò của đặc phái viên sẽ được bổ nhiệm thay ông Annan, cũng như về phương thức hoạt động của LHQ tại Xyri trong thời gian tới, đặc biệt là sứ mệnh của Phái bộ giám sát viên LHQ tại Xyri (UNMIS), và việc có nên tiếp tục thực hiện kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Annan hay không.

Dự kiến quyết định cuối cùng về việc bổ nhiệm ông Brahimi sẽ được đưa ra tại cuộc họp của HĐBA vào ngày 16/8 tới.

Trong khi đó, tại thủ đô Têhêran (Tehran) của Iran, phát biểu sau khi kết thúc hội nghị tham vấn quốc tế về Xyri được tổ chức ngày 9/8 với sự tham dự của 29 ngoại trưởng các nước trong và ngoài khu vực, Ngoại trưởng Iran Ali Ácba Xalêhi (Ali-Akbar Salehi) khẳng định rằng kế hoạch hòa bình Xyri do ông Annan đề xuất vẫn có hiệu lực, và việc ông Annan rút khỏi cương vị đặc phái viên sẽ không làm đổ vỡ kế hoạch này. Ông Xalêhi cũng khẳng định chính phủ Xyri sẽ không từ bỏ quyền lực do sức ép quốc tế, đồng thời nhấn mạnh mọi sự can thiệp từ bên ngoài sẽ chỉ càng làm tình hình Xyri thêm tồi tệ.

Trong một bài bình luận đăng trên báo Bưu điện Oasinhtơn của Mỹ nhân dịp Iran chủ trì hội nghị quốc tế về Xyri, ông Xalêhi cảnh báo rằng một sự thay đổi chính trị vội vàng ở Xyri mà không có một lộ trình chuyển giao có kiểm soát sẽ chỉ dẫn tới mất ổn định tại một trong những khu vực nhạy cảm nhất thế giới. Ông cũng nhấn mạnh cách duy nhất để thoát khỏi bế tắc hiện nay là tạo cho người Xyri cơ hội để tự tìm ra giải pháp của họ. Tại hội nghị, ông Xalêhi đã hối thúc các bên liên quan ở Xyri tiến hành đối thoại nghiêm túc, vì đó là con đường duy nhất giúp giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị tại nước này.

Trong thông điệp gửi tới hội nghị, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Mun cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế tìm kiếm đồng thuận về tình hình Xyri và đưa ra sáng kiến về một tiến trình chính trị mang lại dân chủ thực sự cho Xyri. Theo ông Ban Ki Mun, những quốc gia có ảnh hưởng cần phối hợp gây sức ép để các phe phái ở Xyri chấp nhận giải pháp chính trị có kiểm soát. Ông cũng hối thúc chính phủ Xyri thực hiện những bước đi đầu tiên nhằm chấm dứt xung đột, đồng thời khẳng định mọi sự trì hoãn thực hiện kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Annan đều trở thành rào cản lớn nhất cho bất kỳ tiến trình chính trị hòa bình nào.

Chiến sự ác liệt kéo dài tại Xyri đã khiến nước này rơi vào tình trạng thiếu lương thực và thuốc men trầm trọng. Pháp đã cử một máy bay A-310 cất cánh từ căn cứ không quân Ixtrêxơ (Istres) bên bờ Địa Trung Hải, chở khoảng 90 người, trong đó có 25 nhân viên quân y, cùng 20 tấn thiết bị y tế tới vùng lãnh thổ Gioócđani sát biên giới với Xyri. Chiếc máy bay thứ hai dự kiến sẽ khởi hành vào sáng 11/8.

Quyết định trên được Tổng thống Pháp Phrăngxoa Ôlăngđơ (François Hollande) chấp thuận hồi đầu tuần nhằm hỗ trợ những người Xyri đang lánh nạn ở Gioócđani và Libăng. Thổ Nhĩ Kỳ cho biết trong vòng 24 giờ qua, đã có hơn 2.000 người Xyri chạy sang nước này, nâng tổng số người Xyri lánh nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ lên đến hơn 50.000, trong đó có khoảng 30 tướng lĩnh đào ngũ.

Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc t cũng đã cử một đoàn xe vận chuyển thuốc men và nhu yếu phẩm đến thành phố Aléppô (Aleppo), mặt trận chính ở Xyri trong những ngày qua. Thông báo của Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế cho biết số lương thực viện trợ nói trên đủ để cung cấp cho 125.000 người trong một tháng, và thuốc chữa bệnh đủ điều trị khoảng 1.000 người bị thương.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Xyri cho biết đã có thêm 78 người thiệt mạng trong các vụ giao tranh trên khắp Xyri ngày 9/8. Trong số này có 35 dân thường, 25 binh sĩ chính phủ và 18 tay súng nổi dậy./.

Theo TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất