Thứ Sáu, 15/11/2024
Môi trường
Thứ Ba, 21/12/2010 21:36'(GMT+7)

Cứu cây bồ đề trăm tuổi ở Hà Nội đang tính bằng giờ?


Ông Nguyễn Anh Kết: Tôi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Ngoại ngữ chuyên ngành tiếng Anh, sau đó thì công tác tại Viện Hóa học, Viện KH&CN Việt Nam. Tôi xuất thân từ nông nghiệp, gia đình làm nghề nông, nên tôi hiểu người nông dân vất vả như thế nào, muốn làm một điều gì đó để giúp họ bớt khổ. Tôi là người có duyên nợ với nông dân. Đã nhiều lần tôi chuyển sang làm nghề khác, nhưng rồi mọi con đường lại cứ dẫn về với người nông dân".

Chữa "bệnh phụ khoa" cho cây

Được biết, ông là người đã chữa khỏi bệnh cho cây đa Tân Trào bằng một loại chế phẩm đặc biệt, đó là "thần dược" gì vậy thưa ông?


Chế phẩm sinh học K-H được sử dụng để cứu sống hầu hết các loại cây trồng khi chúng đứng trước những nguy cơ mắc các loại virus gây hại hay cây đã ở trong tình trạng "thập tử nhất sinh". K-H hoạt động trên một nguyên lý chung là tăng cường sức đề kháng cho cây trồng, phục hồi và giúp cây dễ dàng hấp thu vitamin và khoáng chất từ đất để hồi sinh. Khi phục hồi cây đa Tân Trào, phần rễ chính của cây đã chết và trong lõi thậm chí đã khô kiệt. Chúng tôi đã sử dụng chế phẩm sinh học K-H để "nhử" được rễ mới xuống nuôi thân cây.

Và sắp tới ông sẽ  cứu tất cả những cây cổ thụ "sắp chết"?

Vấn đề trước mắt là cứu cây bồ đề trăm tuổi ở Hà Nội. Nếu UBND thành phố đề nghị, tôi sẽ lên phương án một cách cụ thể và khoa học để tiến hành cứu chữa, phục hồi cho cây một cách kịp thời. Việc phục hồi sinh trưởng cây bồ đề trong hiện trạng của cây hiện nay phải tính bằng giờ bởi nếu chậm trễ thì lớp biểu bì trên thân cây sẽ khô kiệt. Thêm vào đó, quy trình chăm sóc phải hết sức tận tình, tâm huyết chứ không phải trông chờ cả vào sự trợ giúp của khoa học công nghệ.
Nghiên cứu khoa học, nhưng ông vẫn là một doanh nghiệp, ông làm những việc này hẳn là vì lợi nhuận trước?

Trước đây tôi đi lang thang làm không công. Làm vì niềm vui. Dần dần người ta biết đến tôi như là bác sĩ, nhưng là chữa "bệnh phụ khoa" cho cây. Bởi cứ cây nào sắp chết rồi, bốc mùi rồi, nguy cơ sống sót rất nhỏ... người ta mới nhờ cậy đến tôi (cười). Đến giờ, cứ có cây ngập úng thối rữa là người ta lại nhờ đến mình. 

Cả năm ngồi với GS không bằng một ngày đi thực tế

(Buổi trò chuyện của chúng tôi bị ngắt quãng rất nhiều bởi những cuộc  điện thoại xen lẫn. Một nông dân ở Đồng Tháp gọi điện hỏi cách chữa cho cây lộc vừng nhiều tuổi tự nhiên bị héo và rụng hết lá, một chị cán bộ xã ở Kon Tum gọi điện than thở về bệnh rụng quả cây cà phê mà bà con đang "sống dở chết dở" không có cách chữa. Mỗi ngày ông phải nghe đến 40 - 50 cuộc điện thoại như vậy...).

Nghe nói ông đi rất nhiều, tôi tự hỏi liệu có phải ông đi với tư cách một nhà khoa học đi tìm hiểu thực tế hay là một chủ doanh nghiệp đi tiếp thị sản phẩm?

Tôi đi để học hỏi và nghiên cứu và giúp cho nông dân bằng chính những mô hình thực tế. Trăm nghe không bằng một thấy, với người nông dân thì trực quan sinh động bao giờ cũng là phương pháp tối ưu nhất. Tôi gặp nông dân, lắng nghe họ, xem vườn cây của họ rồi mới đưa ra phương án hỗ trợ. Tôi quan niệm, nông dân chính là thầy dạy cho cả nhà khoa học và nhà doanh nghiệp thành công.

Nhưng nông dân nghèo lắm, mà doanh nghiệp lại cần lợi nhuận để phát triển?

Đúng vậy, người nông dân có gì đâu ngoài mấy sào ruộng, ngập là mất, hạn hán là mất, sâu bệnh là mất, chăm sóc không đúng cách là mất... Cam rụng quả, cà phê hồ tiêu gặp thời tiết xấu thì quả rơi nhiều như lá. Bệnh lá vàng gân xanh mà bùng phát chỉ có cách chặt cây đi... Dấu chân của tôi lội trên đồng ruộng ở khắp các vùng nông thôn trong cả nước rồi. Từ Hà Giang đến Tuyên Quang, Cần Thơ, Tiền Giang... Việc đi thực tế cho tôi nhiều kiến thức để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện chế phẩm. Thời gian đầu tôi đi làm không công, mất khoảng 5 - 6 năm gì đó. Nhưng giờ thì tôi cũng phải làm việc vì sự tồn tại của doanh nghiệp nữa.

Nếu được lựa chọn ngày ngày gặp gỡ với các nhà khoa học hoặc là xuống đồng ruộng tiếp xúc với nông dân, ông chọn cách nào?


Tôi cho rằng nếu cứ suốt ngày ngồi với các giáo sư, tiến sĩ thì cũng không giải quyết được vấn đề gì, cũng không học hỏi thêm được điều gì hay nếu không đi vào thực tế, sống với thực tế. Nhờ đi nhiều mà tôi biết đến những nơi nào cây cần chữa, tôi biết đến cây bồ đề đang cần thiết phải được cứu sống. Việc cứu sống các cây cổ thụ của Hà Nội cũng là việc làm bức thiết. Tôi rất muốn có dịp nào đó khảo sát đánh giá vòng đời của từng cây để có thể kéo dài tuổi thọ của các cây cổ thụ nhiều nhất đến mức có thể.

Viện không nuôi được doanh nghiệp

Tôi đã gặp và tiếp xúc với nhiều nhà khoa học. Họ cho rằng bắt nhà khoa học đi làm kinh tế là rất khó  và gần như không thể làm được. Để đưa được sản phẩm ra thị trường cần phải có cơ chế cho các viện được mở doanh nghiệp trực thuộc, quan niệm của ông về điều này thế nào?

Viện làm sao mà nuôi được doanh nghiệp! Để đưa được sản phẩm xuống đồng ruộng, nhà khoa học phải bắt tay vào làm, đi thực tế, xuống tận nơi và xác định rõ mục đích nghiên cứu của mình. Nên xây dựng mô hình viện nghiên cứu nằm trong công ty chứ không phải là lập nên những công ty trong viện nghiên cứu bởi viện không nuôi được công ty. Mô hình đó sẽ phát triển mạnh. Có tiền để nghiên cứu, đào tạo cán bộ thì kết quả nghiên cứu sẽ tốt và từ đó quay trở lại phục vụ sản xuất. Chúng ta hiện nay đang làm theo quy trình ngược lại nên khó phát triển là vì vậy.

Ông có áp dụng điều này cho công ty mình?


Tôi mong muốn lập một viện nghiên cứu để nghiên cứu các sản phẩm sinh học phục vụ cho nông nghiệp và làm sao để trong tương lại giảm bớt tình trạng sử dụng phân bón hóa học đã trở thành thói quen xấu của nhà nông. Nếu có viện, chúng tôi sẽ xây dựng các mô hình trình diễn thí điểm về sản xuất sạch ở các địa phương và lập các điểm hỗ trợ công nghệ cho nông dân. Tôi mong được Nhà nước giúp đỡ vì sức một mình doanh nghiệp không làm được. Người nông dân nước ta rất cần cù, chịu khó. Nếu như họ được hướng dẫn để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì nền nông nghiệp Việt Nam là tài nguyên to lớn và người nông dân trở thành tỉ phú không có gì quá hiếm và quá khó.
 

Theo KH&ĐS

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất