Thứ Năm, 28/11/2024
Môi trường
Thứ Hai, 6/12/2010 11:16'(GMT+7)

2001 - 2010: Thập kỷ nóng nhất lịch sử cận đại

Hãy chung tay bảo vệ Trái Đất.

Hãy chung tay bảo vệ Trái Đất.

Đây là số liệu do Tổ chức Khí tượng thế giới đưa ra hôm qua tại Hội nghị về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Cancun (Mexico).

Đưa ra nhận định trên tại Hội nghị này, Tổ chức Khí tượng thế giới mong muốn hối thúc các nhà đàm phán sớm tìm được tiếng nói chung trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu để từ đó nhanh chóng vạch ra chương trình hành động cụ thể nhằm chung tay cứu trái đất trước khi quá muộn.
 
Theo các số liệu do Tổ chức Khí tượng thế giới công bố, nhiệt độ trung bình trên toàn cầu từ năm 2001-2010 đã cao hơn 0,46 độ C, và thập kỷ này không còn nghi ngờ gì nữa đã trở thành thập kỷ nóng nhất kể từ khi thế giới bắt đầu ghi nhận các số liệu thời tiết năm 1820.
 
Ở tất cả các khu vực trên trái đất, nhiệt độ không khí trên bề mặt đất và đại dương đều cao hơn 0,55 độ C so với mức trung bình 14 độ C của giai đoạn 1961-1990. Còn trong năm nay, thế giới đã chứng kiến một mùa hè nóng bỏng ở một loạt các nước châu Âu như Nga, Phần Lan, Ukraine và Belarus và mùa đông ấm áp ở Bắc cực đủ để chứng minh năm 2010 là năm nóng nhất.
 
Những đợt mưa lũ lịch sử đã xảy ra trên diện rộng tại Pakistan, Mexico, Thái Lan, Việt Nam, Tây Nam Trung Quốc và Colombia.
 
Đem đến Hội nghị Cancun những số liệu này, các nhà khoa học muốn thúc giục thế giới hành động khẩn trương để giảm thiểu những tác động của biến đổi khí hậu.
 
Ông Michel Jarraud, Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới: “Hội nghị này là nơi để đàm phán. Trách nhiệm của chúng tôi là phải đưa những thông tin khoa học mới nhất cho các nhà đàm phán. Vì thế, đây là cơ sở để biết chúng ta đang ở đâu, đó là thực tế, và tất nhiên là nếu chúng ta không hành động nhanh chóng, nhiệt độ sẽ tiếp tục tăng lên”.
 
Trong lúc này, đàm phán đang là một tiến trình căng thẳng trên bàn Hội nghị. Sau 3 ngày bàn thảo, Mỹ và Trung Quốc đã thu hẹp được bất đồng trong vấn đề khí thải gây hiệu ứng nhà kính cần được theo dõi như thế nào và cơ chế thẩm tra.
 
Nhưng các vấn đề quan trọng khác tạo tiền đề cho một văn bản thay thế Nghị định thư Kyoto thì vẫn đang được các nhóm nước thảo luận và tranh cãi quyết liệt. Nhóm G 77 và Trung Quốc hôm nay đã nhóm họp để thống nhất quan điểm của các nước đang phát triển.

Theo đó, mọi thông tin phải được bàn thảo giữa các quốc gia tại hội nghị công khai, minh bạch. Các nước đang phát triển cũng khẳng định văn bản mới phải bao gồm cam kết cụ thể của các nước phát triển trong thời kỳ 2 của Nghị định thư Kyoto sau khi thời kỳ 1 kết thúc vào năm tới./.

Theo VTCnews

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất