Thứ Sáu, 27/9/2024
Môi trường
Thứ Hai, 6/12/2010 20:0'(GMT+7)

Tỷ lệ cán bộ ngành Tài nguyên - Môi trường: 13 người/1 triệu dân

Hội nghị toàn quốc về đào tạo nhân lực theo nhu cầu ngành tài nguyên và môi trường thông qua truyền hình trực tuyến tại 3 điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM đã diễn ra sáng nay, 6-12. Theo Ban Tổ chức, tham dự Hội nghị có gần 800 đại biểu đại diện cho các tổ chức quốc tế, đại sứ quán các nước, các bộ ngành trung ương, UBND các tỉnh, Ban Quản lý các khu kinh tế, Khu công nghiệp, các doanh nghịêp và cơ sở đào tạo…

Phát biểu khai mạc Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực được coi là giải pháp có tính chất quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược phát triển ngành Tài nguyên – Môi trường.

Trong thư gửi Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cũng khẳng định, nguồn nhân lực tốt là một trong 3 chân kiềng phát triển. Trong thư, Phó Thủ tướng viết: “Công tác xây dựng và điều hành thực hiện kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế xã hội các tỉnh chủ yếu lo giải đáp câu hỏi: vốn đâu cho phát triển, đất đâu cho phát triển mà không đặt ra và trả lời câu hỏi: người đâu cho phát triển?”.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết, để khắc phục hạn chế về phương pháp xây dựng kế hoạch và điều hành kế hoạch phát triển của các ngành và địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo từng bộ ngành, từng tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực, trên cơ sở đó Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ Quy hoạch nhân lực quốc gia giai đoạn 2010 – 2010 vào đầu năm 2011.

Hiện nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của toàn ngành này từ trung ương đến cơ sở vào khoảng 45.600 người, chưa kể lực lượng lao động ngoài ngành có liên quan đang làm việc trong các khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Như vậy, tỷ lệ cán bộ Tài nguyên – Môi trường mới đạt 13 người/ 1 triệu dân; trong khi ở các nước láng giềng, tỷ lệ này cao hơn đáng kể (Trung Quốc: 20 người, Thái Lan 30 người, Camphchia 55 người và cao nhất là Singapore - tới 330 người/ 1 triệu dân). Trong giai đoạn từ 2011 – 2015, nhu cầu nguồn nhân lực bổ sung cho ngành vẫn lên tới 45.000 người; chưa kể số nhân lực tại khối doanh nghiệp (khoảng 30.000 người nữa).

Giai đoạn tiếp theo, từ 2015 – 2020, với sự phát triển khoa học và công nghệ của ngành, nhu cầu nhân lực giảm khoảng 20% – 25%; trong đó tập trung tăng cường cho một số lĩnh vực như đất đai, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, đo đạc bản đồ, địa chất khoáng sản và một số chuyên ngành mới. Nhu cầu nhân lực Tài nguyên – Môi trường cho khối doanh nghiệp vẫn ở mức tương đương như giai đoạn 2010 – 2015./.

Theo SGGP

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất