Thứ Tư, 20/11/2024
Văn hóa
Thứ Sáu, 7/8/2015 10:49'(GMT+7)

“Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại”

Quang cảnh họp báo (Ảnh DP)

Quang cảnh họp báo (Ảnh DP)

Theo Viện trưởng Viện Văn học Nguyễn Đăng Điệp cho biết, sẽ có trên 100 tham luận của các học giả trong và ngoài nước hướng đến những tìm tòi mới về thân thế, sự nghiệp và kiệt tác Truyện Kiều của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du.              

Viện trưởng Nguyễn Đăng Điệp nhấn mạnh, Đại thi hào Nguyễn Du đã được khẳng định, có mặt trên bản đồ danh nhân văn hóa thế giới. Nói đến Nguyễn Du là nói đến nhân đạo nhưng nhân đạo của Nguyễn Du có thể nói đã trở thành chủ nghĩa nhân đạo. Gắn với ông là kiệt tác Truyện Kiều nên quá một nửa tham luận sẽ tập trung vào Truyện Kiều từ những góc nhìn mới.             

Theo Ban Tổ chức, Hội thảo quốc tế “Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại” có hai Tiểu ban.              

Tiểu ban 1 về cuộc đời và thân thế của Nguyễn Du quan tâm đến 3 vấn đề là hành trình sáng tạo của Nguyễn Du, trong đó tập trung vào tác phẩm Bắc hành tạp lục, gắn liền với quá trình đi sứ của Nguyễn Du. Thời gian Nguyễn Du viết Truyện Kiều không được nhiều người nói đến nhưng hiện nay đang có 2 thời điểm được đề cập cũng là vấn đề đặt ra. Nhận thức thực tại và nỗ lực nhận thức thực tại Trung Hoa của Nguyễn Du.              

Tiểu ban 2, hy vọng các nhà nghiên cứu hướng đến văn bản truyện Kiều, phổ cập, chuyển ngữ truyện Kiều; nội dung và tư tưởng nghệ thuật của Truyện Kiều, trong đó nhấn mạnh chiều sâu trong tư tưởng của Nguyễn Du; mối quan hệ giữa Nguyễn Du và quê hương Hà Tĩnh bởi hiện nay đang có xu hướng nghiên cứu địa văn hóa.               

Các học giả nước ngoài có mặt ở cả 2 tiểu ban, nghiên cứu về hành trình sáng tạo, bàn về chuyển thể tác phẩm của Nguyễn Du sang điện ảnh, bổ sung thêm những khía cạnh nghiên cứu về Nguyễn Du, tạo sự cọ xát giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.                    

Những gợi ý của nghiên cứu văn bản học hiện đại, của tiếp cận chuyên ngành, liên ngành sẽ được khuyến khích sử dụng để đa dạng hóa cách hiểu tác phẩm cũng như phương thức lưu truyền, quảng bá di sản của Nguyễn Du.              

Hội thảo lần này là dịp mở rộng giao lưu, quảng bá các giá trị tinh hoa của văn học cổ điển Việt Nam, văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, động viên nhiều nguồn lực tích cực tham gia vào việc bảo tồn, khai thác và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập.

Dự kiến, sau Hội thảo, các tham luận sẽ tiếp tục được tuyển chọn, biên tập, chỉnh sửa để in toàn văn tham luận trogn Kỷ yếu, xuất bản trong năm 2016./.

TG             

 


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất