Thứ Bảy, 27/7/2024
Xã hội
Thứ Bảy, 9/11/2019 14:22'(GMT+7)

Đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn nông thôn

Cán bộ Công an tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm pháp luật

Cán bộ Công an tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm pháp luật

CHỦ ĐỘNG ĐẤU TRANH, NGĂN CHẶN, ĐẨY LÙI CÁC LOẠI TỘI PHẠM

Trong những năm qua, Công an tỉnh Tây Ninh đã làm tốt vai trò tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ tỉnh chỉ đạo, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 1/12/2011 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) trong tình hình mới và Thông tư số 23/2012/TT- BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an về xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự. Đồng thời, đã tham mưu sát nhập Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, Ban Chỉ đạo phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thành Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và thường xuyên tổ chức kiện toàn, bổ sung thành viên tham gia để nâng cao chất lượng hoạt động Ban Chỉ đạo.

Công an tỉnh đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trong Công an tỉnh để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác Công an tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hằng năm, xây dựng kế hoạch thực hiện Tiêu chí 19.2 với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể gắn với thực hiện Chỉ thị số 04, 07, 09 của Bộ Công an về xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong đồng bào các tôn giáo, trong cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường và Thông tư số 23/2012/TT-BCA ngày 27/4/2012 của Bộ Công an về xây dựng khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt chuẩn an toàn về an ninh trật tự. Qua đó, nhận thức của cán bộ, chiến sĩ Công an về nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở được nâng lên rõ rệt, tích cực hưởng ứng phong trào thi đua Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới và có nhiều tập thể, cá nhân được Bộ Công an, UBND tỉnh, Ban Giám đốc Công an tỉnh biểu dương, khen thưởng,...

Từ việc xác định phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ là nội dung trọng tâm trong công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở, Công an tỉnh đã tổ chức ký kết kế hoạch phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể về đẩy mạnh thực hiện phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ trong tình hình mới, phát huy sức mạnh tập thể cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú, tích cực cung cấp thông tin tội phạm, tệ nạn xã hội cho lực lượng Công an. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội được 7.714 cuộc với 505.767 lượt người dân; đăng 3.307 tin, bài và xây dựng 220 chuyên mục, phóng sự tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng.

Định kỳ hằng tháng, Công an tỉnh cũng biên soạn và in 311.300 bản tài liệu thông tin về gương điển hình trong tố giác, truy bắt tội phạm, các phương thức, thủ đoạn và biện pháp phòng ngừa cung cấp cho cơ sở tuyên truyền; phát 185.218 thư ngõ vận động toàn dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, góp phần làm cho ý thức chấp hành pháp luật của người dân được nâng lên, tự giác, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, quần chúng nhân dân đã cung cấp trên 5.000 tin cho lực lượng Công an xử lý các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự.

Để nâng cao hiệu quả công tác phát động phong trào, vận động toàn dân tích cực, tự giác tham gia công tác đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở, Công an tỉnh nghiên cứu, tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo đi đến thống nhất phương pháp, cách tiến hành xây dựng mô hình vận động quần chúng nhân dân tham gia giữ gìn an ninh trật tự trên đại bàn tỉnh. Đến nay, Công an tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động 25 mô hình vận động toàn dân bảo vệ ANTQ; trong đó, có một số mô hình hoạt động hiệu quả như: “Vận động toàn dân tham gia tố giác, truy bắt tội phạm ở địa bàn khu dân cư”, ”Camera phòng chống tội phạm” và mô hình trong đồng bào dân tộc thiểu số, mô hình trong đạo Cao đài. Thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cảu lực luộng công an, người dân Tây Ninh đã không còn sợ tội phạm, nhiều cá nhân dũng cảm truy bắt đối tượng phạm tội giao Công an xử lý và tố giác tội phạm, với trên 1.000 quần chúng được các cấp, các ngành biểu dương, khen thưởng.

Trước sự phát triển của mạng xã hội, Công an tỉnh tổ chức thí điểm xây dựng mô hình “Nhóm Zalo tuyên truyền phòng, chống tội phạm”. Đây là mô hình hay, hiệu quả, thông tin chuyển tải được nhanh chóng, kịp thời, đến đúng đối tượng cần được tuyên truyền (sẽ được Công an tỉnh sẽ sơ kết, rút kinh nghiệm để nhân rộng toàn tỉnh trong thời gian tới). Đồng thời, tập trung thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự, chỉ đạo thành lập các tổ công tác phụ trách địa bàn xã để hỗ trợ Công an xã giải quyết tình hình nổi lên; chú trọng công tác xây dựng Công an xã đủ mạnh, được trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ phục vụ công tác bảo vệ an ninh trật tự.

Công an tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an ninh trật tự của lực lượng Công an xã giai đoạn 2013 - 2016”, đầu tư trang bị phương tiện, kinh phí cho lực lượng Công an xã, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ; tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện tốt các chế độ, chính sách, trang bị cho Công an xã, tạo điều kiện cho lực lượng bán chuyên trách an tâm công tác. Từ đó, lực lượng Công an xã đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tốt hơn, tích cực phối hợp các ban, ngành, đoàn thể tham gia giữ gìn an ninh trật tự; nắm tình hình, quản lý chặt địa bàn, lập hồ sơ quản lý đối tượng, xây dựng phong trào. Công an xã cũng huy động lực lượng Tuần tra nhân dân tổ chức được gần 87.000 cuộc với 470.000 lượt người tham gia tuần tra phòng, chống tội phạm, củng cố các mô hình quần chúng tham gia bảo vệ an ninh trật tự hoạt động ngày càng có hiệu quả, từng bước phát huy tác dụng, góp phần tích cực trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương. Công an xã lập hồ sơ giáo dục trên 6.300 đối tượng, áp dụng biện pháp giáo dục tại xã trên 2.000 đối tượng, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 7.070 đối tượng, đề nghị đưa Cơ sở giáo dục, Trường giáo dưỡng, Cơ sở chữa bệnh 312 đối tượng; giải tán khoảng 8.500 nhóm thanh thiếu niên tụ tập đêm khuya, 7.000 điểm cờ bạc nhỏ lẻ.

Có thể nói, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Công an, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Tây Ninh, công tác đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nói chung và ở nông thôn nói riêng được triển khai thực hiện chặt chẽ, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật được kiềm chế và kéo giảm, hiện nay toàn tỉnh có 64/80 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TẠI ĐỊA BÀN CƠ SỞ

Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: tội phạm giết người do nguyên nhân xã hội có xu hướng tăng; người nghiện ma túy tăng và diễn biến phức tạp. Lực lượng Công an xã bán chuyên trách chưa có tính ổn định lâu dài, nhất là khi Bộ Công an có chủ trương bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã, nhiều đồng chí giảm tinh thần công tác, buông lõng công việc, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn. Một số Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cấp xã hoạt động hiệu quả chưa cao…

Để tiếp tục phát huy hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, góp phần thực hiện hiệu quả Tiêu chí 19.2 trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, trong thời gian tới, Công an tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Bộ Công an về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và phòng chống tội phạm. Thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cấp xã để tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân ở cơ sở.

Hai là, tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa Công an và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an ninh trật tự và củng cố, xây dựng mới các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội; vận động toàn dân tích cực và tự giác tham gia công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm.

Ba là, tiến hành sơ kết đánh giá các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đã được triển khai xây dựng trong thời gian qua ở cơ sở. Củng cố kiện toàn Ban điều hành mô hình, xây dựng lực lượng nồng cốt làm hạt nhân phong trào giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở, đó là vai trò của Bí thư, trưởng ấp, Tổ trưởng tổ dân cư tự quản, người đứng đầu của các tổ chức đoàn, hội ở địa phương và lực lượng Tuần tra nhân dân.

Bốn là, triển khai thực hiện Đề án, phương án bố trí Công an chính quy đảm nhiệm chức danh Công an xã, phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương tính toán, bố trí hợp lý và có kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn lực lượng bán chuyên trách về thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự. Chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo và huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở.

Năm là, quan tâm đầu tư trang bị phương tiện, kinh phí cho lực lượng Công an xã hoạt động. Tập trung chỉ đạo thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh./.

Mô hình “Sử dụng camera trong phòng, chống tội phạm” góp phần bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh tây Ninh nói chung, nông thôn tỉnh Tây Ninh nói riêng. Cụ thể, khi bắt đầu triển khai, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành đã vận động các tổ chức, cá nhân lắp đặt 18 trụ 51 mắt, với số tiền hơn 40 triệu đồng. Xã đã nâng cấp sử dụng mạng cáp quang thay cho mạng wifi trước đây, với số tiền hơn 50 triệu đồng, đồng thời phát triển từ 51 lên 58 mắt. Ban đầu, một bộ phận người dân chưa thật sự tin tưởng về mô hình, nhưng sau một thời gian thực hiện, tình hình an ninh trật tự ổn định, các loại tội phạm đều giảm- nhất là ma tuý nên người dân đồng thuận cao, tích cực tham gia đóng góp thực hiện mô hình, tổ chức duy trì thường xuyên.   

Nam Anh

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất