Thứ Hai, 23/9/2024
Dân số, gia đình, trẻ em
Thứ Bảy, 2/4/2011 18:8'(GMT+7)

Dân số và chất lượng nguồn nhân lực

Tuổi thọ bình quân  cao 72,8 năm nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh lại chỉ là 66 năm, xếp thứ 116 trong số 164 nước. Số lượng người khuyết tật khá lớn, tỷ lệ dân số bị thiểu năng thể lực và trí tuệ vẫn đang tiếp tục gia tăng. Cùng đó là nhiễm khuẩn về đường sinh sản và bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS rất đáng lo ngại. Ngoài ra các vấn đề của nhóm dân số 15  đến 24 (lứa tuổi vị thành niên, thanh niên) có những thay đổi, làm cản trở việc cải thiện chất lượng dân số như quan hệ tình dục trước hôn nhân, nạo phá thai, lạm dụng chất gây nghiện (thuốc lá, rượu bia...) có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, thanh, thiếu niên  còn nhiều hạn chế về tầm vóc, thể lực. Chiều cao, cân nặng và sức bền còn thấp xa so với nhiều nước trong khu vực...  ở góc độ của giáo dục đào tạo - yếu tố thứ hai của chất lượng nguồn nhân lực, thì theo số liệu từ cuộc Tổng Ðiều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đã liên tục tăng từ 88% (năm 1989) lên 90% (năm 1999) và 94% (năm 2009).

Tuy nhiên, tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta còn thấp. Trong tổng số 49,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên chỉ có 7,3 triệu người đã được đào tạo, chiếm 14,9% tổng lực lượng lao động. Như vậy, nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật thấp. Cả nước có hơn 41,8 triệu lao động (85,1% lực lượng lao động) chưa được đào tạo để đạt một trình độ chuyên môn kỹ thuật nào đó.

Trưởng ban chính sách dịch vụ công Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư, Nguyễn Thị Kim Dung cho biết, bức tranh tổng quát về chất lượng nguồn nhân lực cho thấy cần một nỗ lực lớn để nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng nguồn lực lao động nhằm tận dụng được dân số 'vàng' để phục vụ sự nghiệp CNH, HÐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Ðáng chú ý,  theo số liệu thống kê được, trong năm năm qua (2006 - 2010), cả nước đã tạo việc làm cho hơn tám triệu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 4,5%, góp phần tạo việc làm, cải thiện mức sống nhân dân. Tuy nhiên, dân số nước ta tham gia lực lượng lao động không ngừng tăng lên hằng năm, gây sức ép đáng kể cho nền kinh tế trong việc tạo việc làm và giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Theo dự báo, trong giai đoạn 2010 - 2020, cứ ba người bước vào độ tuổi lao động thì mới có một người bước ra tuổi lao động. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu làm việc của mọi người, mỗi năm cần có thêm một triệu chỗ làm mới. Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội, Văn phòng T.Ư Ðảng TS Lê Hồng Huyên cho rằng: giải quyết việc làm phải gắn với phát triển dân số - nguồn lực con người.  Ðể nâng cao chất lượng dân số thì nâng cao chất lượng giống nòi rất quan trọng. Tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng là vấn đề rất đáng lo ngại, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc. Ngay từ bây giờ cần có các chiến lược, chương trình, dự án rõ ràng cho việc nâng cao chất lượng dân số. Ngành dân số phải đưa ra nhiều giải pháp nhằm triển khai các can thiệp  tiến tới giảm số lượng trẻ em sinh ra bị dị tật, tăng cường thể chất con người như tư vấn tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh...

Theo Nhân dân

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất