Nhằm giáo dục truyền thống “tôn sư trọng đạo” và “đạo lý uống nước nhớ nguồn”. Ngày 3-4-2015 đoàn cán bộ, sinh viên do GS.TS Trương Việt Bình – Bí thư đảng ủy - Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam làm Trưởng đoàn cùng các đồng chí lãnh đạo các phòng ban, bộ môn và 1000 sinh viên, học viên năm thứ nhất đã tới dâng hương tưởng niệm nhân ngày giỗ (15-2-1400 – 15-2-2015 âm lịch) Đại Danh y - Thiền sư Tuệ Tĩnh ở Di tích lịch sử văn hoá Đền Bia, Đền Xưa và Chùa Giám thuộc huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. (theo Quyết định của Bộ Y tế ngày này cùng với ngày giỗ của Đại Danh y Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hữu Trác cũng vào ngày Rằm tháng hai âm lịch là một trong hai ngày truyền thống của ngành Y Dược cổ truyền Việt Nam bđược tính theo năm chẵn và năm lẻ).
1.000 sinh viên năm thứ nhất của Học viện dâng hương tưởng nhớ Đai Danh Y thiền sư Tuệ Tĩnh tại Đền Bia (Cầm Giàng – Hải Dương) |
Đại Danh Y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, biệt hiệu là Hồng Nghĩa, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê ở làng Nghĩa Phú hay còn gọi là làng Xưa, thuộc tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng. Ông được coi là người đã mở đường cho sự nghiệp nghiên cứu thuốc nam - Với câu nói nổi tiếng: “Nam dược trị nam nhân” (thuốc nam chữa bệnh cho người nước nam), nhân dân Việt Nam đã tôn vinh Tuệ Tĩnh là "Ông tổ - vị thánh thuốc Nam". Ông đã viết và để lại cho đời sau nhiều cuốn sách quý giá như cuốn "Nam dược thần hiệu" ghi tên và công dụng chữa bệnh của 499 vị thuốc tổng kết các phương pháp chữa 182 loại bệnh bằng 3.873 phương thuốc; cuốn "Hồng nghĩa giác tư y thư" gồm 2 cuốn: Cuốn thượng gồm 590 tên vị thuốc nam. Cuốn hạ viết về lý luận âm dương, ngũ hành và cách điều trị một số bệnh bằng thuốc nam.
Tại các điểm di tích Đền Bia, Ðền Xưa, Chùa Giám những địa danh gắn liền với thân thế sự nghiệp Đại Y Thiền sư Tuệ Tĩnh, lãnh đạo Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và 1000 sinh viên đã long trọng tổ chức lễ dâng hương, kính cẩn nghiêng mình trước thân thế sự nghiệp của Ông.
Phát biểu tại lễ dâng hương GS.TS Trương Việt Bình Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã chia sẻ ý nghĩa sâu sắc của cuộc hành hương về nguồn với 1.000 thầy thuốc tương lai. Giáo sư nhấn mạnh: “Cuộc đời, sự nghiệp của Đại Y Thiền sư Tuệ Tĩnh. Ông là hình ảnh cao đẹp của người thầy thuốc với kiến thức uyên bác, với tinh thần trách nhiệm cao cả trong nghề nghiệp, lòng nhẫn nại, tận tâm, đức hy sinh và lòng thương yêu người bệnh vô bờ bến. Ông là tấm gương sáng về Y đạo, Y thuật cho đời sau noi theo”.
Việc tổ chức những chuyến đi về nguồn với quy mô lớn là mong muốn của Ban giám đốc Học viện tăng cường việc giáo dục truyền thống về y đức cho sinh viên của Học viện, tạo sức lan tỏa trong xã hội, đặc biêt đối với ngành Y dược học cổ truyền. Những hoạt động này không chỉ giúp các thế hệ thầy thuốc tương lai tự hào hơn về truyền thống của nền YHCT dân tộc mà còn giúp các em biết nâng niu, trân trọng giữ gìn phẩm tiết cao quý của người thầy thuốc Việt Nam như các bậc tiền nhân đã làm.
Sau Lễ tưởng niệm tại đền Bia, Đoàn còn tham gia mốt số hoạt động lễ hội với địa phương tại các điểm di tích.
Một số hình ảnh tại buổi Lễ dâng hương:
Các em sinh viên năm nhất háo hức trong Lễ dâng hương |
Giám đốc Học viện thắp nén hương thơm thành kính tưởng nhớ Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh tại Đền Bia
|
Đây là hoạt động thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của Thầy – trò Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
|
Các sinh viên lần lượt dâng hương |
Ban Giám đốc, Cán bộ CNVC chụp ảnh lưu niệm tại Đền Bia |
Tin và ảnh Như Quỳnh (CTV)