Thứ Bảy, 23/11/2024
Thông tin tổng hợp
Thứ Ba, 6/6/2017 20:38'(GMT+7)

Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương: thông tin chuyên đề Quý II/2017

PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao trình bày tại Hội nghị

PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao trình bày tại Hội nghị

Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng các ban, đơn vị Đảng ủy Khối; các đồng chí bí thư, phó bí thư các đảng ủy trực thuộc, cán bộ, đảng viên của Đảng bộ cơ quan Đảng ủy Khối; cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Văn phòng Chủ tịch nước.

Tại Hội nghị, PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao đã trình bày chuyên đề “Sự điều chỉnh chiến lược trong quan hệ các nước lớn, những ảnh hưởng và đối sách của Việt Nam”. Theo PGS.TS Nguyễn Vũ Tùng, chiến lược đối ngoại của Mỹ vẫn nhằm mục tiêu cơ bản là “lãnh đạo thế giới” và chi phối trật tự hiện hành. Các biện pháp điều chỉnh là: thực dụng, đặt lợi ích của Mỹ lên trên hết, coi trọng lợi ích trước mắt; dành ưu tiên cao hơn cho mục tiêu đảm bảo an ninh, tăng trưởng kinh tế/tạo việc làm, phần nào giảm bớt việc phổ biến giá trị Mỹ; ưu tiên quan hệ song phương, giảm can dự đa phương (rút khỏi TPP, ủng hộ mâu dịch; ưu tiên cách tiếp cận “hòa bình dựa trên sức mạnh” (tăng chi phí quân sự, tăng sự hiện diện quân sự; giảm viện trợ quốc tế). Về tổng thể, không co lại, biệt lập như tuyên bố trong tranh cử. Tuy nhiên, phong cách lãnh đạo của Tổng thống Trump làm cho quá trình triển khai chính sách đối ngoại của Mỹ phức tạp và khó đoán định hơn.

Về điều chỉnh của Trung Quốc: Trung Quốc từ bỏ chính sách giấu mình chờ thời, điều chỉnh theo hướng “ngoại giao nước lớn” và “ngoại giao láng giềng”. Với “ngoại giao nước lớn”, thúc đẩy tìm kiếm công thức quan hệ với Mỹ nhằm duy trì ổn định, nỗ lực tạo dựng hình ảnh “nước lớn có trách nhiệm”, điều chỉnh quan hệ với Nga, EU, Nhật và Ấn Độ. Với chính sách “ngoại giao láng giềng”, Trung Quốc tích cực sử dụng chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt”, gấy sức ép về chính trị, quân sự và lôi kéo bằng lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, cũng có hạn chế, các thể chế của Trung Quốc còn gây nghi ngại, các nước lo ngại về sự hung hăng không tôn trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Các nước lớn khác như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ, đang điều chỉnh chiến lược để theo đuổi các mục tiêu chiến lược và thích nghi với Mỹ và Trung Quốc. Xu hướng điều chỉnh là ổn định, cải thiện quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc; ngăn ngừa khả năng hình thành cục diện “lượng cực Trung  Mỹ” G2.

Về quan hệ giữa các nước lớn, quan hệ Mỹ  Trung dần trở lại quỹ đạo truyền thống gồm cả 2 mặt hợp tác và đấu tranh. Mỹ gia tăng sức ép về kinh tế, chính trị đối với Trung Quốc nhưng cũng hợp tác trong các vấn đề cung chung lợi ích như hạt nhân của Triều Tiên.

Trung Quốc không chấp nhận khuất phục nhưng không thách thức Mỹ trực tiếp, tìm kiếm các biện pháp có tính xoa dịu, thỏa hiệp (do sức mạnh tổng thể còn yếu hơn, kinh tế lệ thuộc vào Mỹ hơn là Mỹ phụ thuộc Trung Quốc).

Quan hệ Mỹ Nga có nhiều điều kiện để cải thiện. Trump có thiện cảm đối với Putin và quyết tâm cải thiện quan hệ Mỹ Nga; lôi kéo Nga trong chiến lược chống khủng bố và kiềm chề Trung Quốc; Putin cũng có nhu cầu và quyết tâm cải thiện quan hệ Nga Mỹ. Tuy nhiên, khả năng cải thiện quan hệ trong ngắn hạn khó do đội ngũ cố vấn và quan chức cấp cao của Trump có quan điểm khác với Trump về các vấn đề liên quan đến Nga. Hai bên còn khác biệt quan điểm về các vấn đề quốc tế, tâm lý chống Nga còn mạnh hơn trong Quốc hội và dư luận Mỹ. 

Tác động đối với Việt Nam, thế “nhất siêu đa cường” vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới. Mỹ đang điều chỉnh chính sách để “mạnh trở lại”.

Tác động không thuận: cục diện diễn biến nhanh chóng, khó lường, tính bất định, bất ổn cao; làm nhiệm vụ giữ vững môi trường ổn định thêm khó khăn.

Tác động thuận: chưa có nước lớn nào điều chỉnh mạnh chính sách với ta, vẫn coi trọng vị trí và vai trò Việt Nam ở khu vực. Các nước lớn đều coi trọng vai trò của ASEAN. Các nước lớn đều tranh thủ lôi kéo các nước khác, tạo ra “giá trị địa chiến lược” của Việt Nam tăng lên. 

Đối sách của Việt Nam: chủ động, tích cực, tranh thủ đối đa cơ hội, giảm thiểu và hóa giải các thách thức; tranh thủ cơ hội để kiềm chế và kiểm soát thách thức. Chủ động, tích cực, đồng thời bình tĩnh, kiên trì thích ứng với các biến động đi đối với nâng cao năng lực ứng phó.

Nâng cao quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ cũng như với các cường quốc khác để tạo đan xen lợi ích (so với các nước ASEAN khác như Singapore, Malaysia, Indonesia, quan hệ của ta với cả Trung Quốc và Mỹ đều ở mức thấp hơn”. Không để rơi vào thế có quan hệ xấu với Trung Quốc và Mỹ.

Đối sách của Việt Nam với Mỹ: thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện phát triển thực chất, ổn định, hạn chế nhân tố cản trở. Tranh thủ thế mạnh của Mỹ để phục vụ tốt nhất cho mục tiêu phát triển và an ninh.

 
 


TS. Phạm Lương Sơn, Ủy viên Ban cán sự Đảng, Phó Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình bày chuyên đề “Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu, cân đối quỹ Bảo hiểm xã hội và việc thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân trong bối cảnh điều chỉnh giá viện phí thời gian tới”. Theo đồng chí Phạm Lương Sơn, việc đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu được đề cập là do, (1) đây là một trong những giải pháp nhằm bảo đảm cân đối Quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian dài hạn.  (2) Tuổi thọ trung bình của dân số tăng, trong khi tuổi trung bình nghỉ hưu thực tế thấp. (3) Tận dụng được nguồn nhân lực cao tuổi có trình độ, kinh nghiệm. (4) Ứng phó với xu hướng già hóa dân số và thiếu hụt lao động.

Phương án tuổi nghỉ hưu dự kiến, từ 1/1/2022, nam: 60 tuổi 6 tháng, nữ: 55 tuổi 6 tháng. Từ 1/1/2015, nam: 62 tuổi. Từ 1/1/2031: nữ: 60 tuổi.

Về bảo hiểm y tế toàn dân trong bối cảnh tăng giá dịch vụ y tế, đồng chí Phạm Lương Sơn cho biết, đối với người có thẻ bảo hiểm y tế, chất lượng dịch vụ  y tế sẽ công bằng, đồng đều; chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao. Về chi phí, sẽ giảm chi trả từ tiền túi (kể cả khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tư nhân), gián tiếp được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; không phải trả thêm phần chênh lệch.

Đối với cơ sở khám chữa bệnh, tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở khám chữa bệnh để thu hút người  bệnh. Cơ sở khám chữa bệnh có số lượt khám chữa bệnh thấp (y tế cơ sở, vùng sâu vùng xa): nguồn thu từ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thấp, không đủ trả lượng. Tiến tới không cấp kinh phí trực tiếp cho cơ sở y tế công lập.

Đồng chí Phạm Lương Sơn cũng đưa ra các giải pháp, kiến nghị như: Đối với Quốc hội, tăng cường công tác giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế đối với các tỉnh: tỷ lệ bao phủ < 80%. Đối với Chính phủ, chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện và bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ mức đóng. Tăng cường giải pháp quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội. Ban hành Nghị định quy định xử lý nợ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tự nguyện, bảo hiểm y tế. 

Đối với Bộ Y tế - Phối hợp Bộ Tài chính: Nâng mức hỗ trợ của nhóm học sinh, sinh viên: lên 50% Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: tính đúng, tính đủ. Đảm bảo cân đối thu, chi quỹ BHYT 

Bộ Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam: triển khai thực hiện QĐ số 1167/QĐ-TTg - Chỉ đạo Sở Y tế và các BV: nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB), sự hài lòng của người bệnh và kiểm soát CP KCB hợp lý; Chỉ đạo các CS KCB thực hiện liên thông dữ liệu, chuẩn hóa các danh mục dùng chung toàn quốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với các Bộ, ngành khác, Bộ Giáo dục & Đào tạo: nâng cao chất lượng y tế học đường, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu. Bộ Lao động thương binh và xã hội: chỉ đạo việc lập danh sách kịp thời cho đối tượng thuộc Bộ quản lý (HN, CN, K2, K3...). Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: thực hiện Bảo hiểm y tế cho cán bộ chiến sỹ quân đội, công an theo Luật Bảo hiểm y tế.

Đối với UBND các tỉnh, Thành phố: Chỉ đạo các ngành đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao; Huy động nguồn kinh phí để mua thẻ Bảo hiểm y tế và hỗ trợ tiền đóng Bảo hiểm y tế cho một số nhóm đối tượng yếu thế. Chỉ đạo Sở Y tế, các bệnh viện tăng cường quản lý quỹ Bảo hiểm y tế; không để tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ Bảo hiểm y tế.

Thu Hằng
 


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất