Thứ Năm, 3/10/2024
Cuộc sống số
Thứ Tư, 18/3/2009 18:30'(GMT+7)

Dấu mốc lịch sử của công nghệ ngân hàng

Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và triển khai với số vốn lên đến 105 triệu USD.

Đóng vai trò là hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia, nâng cao chất lượng điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước, khi đi vào hoạt động, hệ thống này sẽ đáp ứng nhu cầu của ngân hàng nhà nước về kiểm soát tức thời nguồn vốn dự trữ thông qua số dư tài khoản tập trung, giảm thiểu ứ đọng vốn trong thanh toán, tăng tốc độ chu chuyển vốn . Đồng thời, hệ thống này cũng tạo ra khả năng trong việc tăng tính hiệu quả trong thanh toán, thiết lập quyết toán bù trừ có độ tin cậy cao, an toàn và có khả năng thanh toán từ các hệ thống thanh toán khác, cải tiến công tác kế toán kiểm soát nội bộ ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại.  Theo Thống đốc Ngân hàng NN Việt Nam Nguyễn Văn Giàu: "Đây là dấu mốc lịch sử trong sự phát triển công nghệ của ngành ngân hàng. Hiệu quả lớn nhất là vốn của nền kinh tế đưa vào sản xuất, lưu thông hàng hóa rất nhanh chóng. Nó tiết kiệm được cả chi phí đầu vào của các ngân hàng. Đặc biệt những người thụ hưởng được sử dụng vốn nhanh nhất. Như vậy, việc thanh toán nhanh chóng đã có đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Sự kiện khai trương Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 đã mở ra giai đoạn mới của Hệ thống Thanh toán liên ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế. Nếu như thời điểm vận hành giai đoạn 1 năm 2002, mới chỉ có 5 địa phương với 73 ngân hàng, hơn 300 chi nhánh ngân hàng, xử lý bình quân 40.000 giao dịch/ngày, thì đến nay, hệ thống đã kết nối 83 thành viên là các hội sở chính các tổ chức tín dụng, gần 500 thành viên trực tiếp và phục vụ thanh toán cho trên 1500 thành viên gián tiếp. Đây được coi là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử công nghệ của ngành ngân hàng, đồng thời là nền tảng quan trọng để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại và phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam.

(Theo cuocsongso)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất