Thứ Ba, 24/9/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 19/11/2008 10:41'(GMT+7)

Dệt may Việt Nam sau hai năm vào WTO

Các giải pháp trên được đưa ra thảo luận tại Hội thảo đánh giá tác động hội nhập hai năm sau khi ra nhập WTO đối với ngành dệt may và những giải pháp để tăng tốc, trong khuôn khổ chương trình "Đánh giá tác động hội nhập sau hai năm gia nhập WTO đối với nền kinh tế Việt Nam" được phối hợp tổ chức bởi Bộ công thương, Học viện Chính trị- Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Trung tâm thông tin Công nghiệp và thương mại, Văn phòng Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế và công ty Thanh niên Việt Nam.

 Hội thảo cũng đề cập một loạt giải pháp khác bao gồm: phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có chất lượng cao về quản lý, kỹ thuật công nghiệp, thiết kế thời trang, xây dựng quan hệ lao động hài hòa giữa người sử dụng lao động với người lao động...

Các đại biểu tham dự hội nghị đều chung nhận định rằng gia nhập WTO đặt ra cả cơ hội và thách thức cho ngành dệt may Việt Nam. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, doanh nghiệp dệt may Việt Nam không còn phải lo sản xuất hàng ra mà không thể xuất hàng vì thiếu hạn ngạch (quota) do chế độ áp dụng hạn ngạch đã bị bãi bỏ, thị trường xuất khẩu ngày càng được đa dạng hóa, thêm nhiều thị trường xuất khẩu mới được mở ra, đi cùng với đó là quy mô sản xuất cũng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng quốc tế.

Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam không ngừng được gia tăng trong vài năm gần đây. Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này mới chỉ dừng ở 3,6 tỷ USD thì năm 2007, con số này đã là trên 7,8 tỷ USD và xếp thứ 9 trong số các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Trong chín tháng đầu năm 2008, mặc dù gặp nhiều khó khăn, toàn ngành đã phấn đấu đạt trên 6,8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2007. Dự kiến năm nay con số này sẽ đạt khoảng 9,2-9,3 tỷ USD.

Những khó khăn và thách thức mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang phải đối mặt là trình độ sản xuất nhỏ lẻ, khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may còn yếu, phần lớn các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu, thiếu lao động ... trong khi môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

Tính đến cuối năm 2007, riêng ngành dệt may Việt Nam có trên 2.000 doanh nghiệp với trên 2 triệu lao động. Dự báo đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sẽ đạt 10-12 tỷ USD.

Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 57% thị phần xuất khẩu, tiếp theo là EU, 18% và Nhật Bản, 9%.

Theo ND

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất