Đồng chí Lê Thị Nga, Ủy viên ban chấp hành Trung ương đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: TTXVN

Theo đó đoàn sẽ tiến hành kiểm tra đối với 21 đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong khoảng thời gian từ 25-30/11. Mục đích của đoàn kiểm tra là nắm tình hình, đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ thông qua công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; đánh giá những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ; công tác kiểm tra được thực hiện trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.

Phát biểu tại buổi làm việc đồng chí Lê Thị Nga đề nghị các cơ quan đơn vị của tỉnh Thanh Hóa có liên quan, phối hợp với đoàn công tác thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ. Trong quá trình làm việc các đơn vị này cử người làm việc đúng thành phần, đúng chuyên môn. Các đơn vị được kiểm tra làm báo cáo phải có số liệu cụ thể, nêu bật được ưu điểm, nhược điểm trong quá trình công tác, đồng thời cung cấp cho đoàn kiểm tra đầy đủ tài liệu, hồ sơ liên quan để Đoàn hoàn thành nhiệm vụ. Trong quá trình thảo luận cả 2 bên cần lắng nghe ý kiến của nhau với tinh thần cầu thị.

Từ năm 2016 đến nay, ban thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp nhận giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có liên quan đến dấu hiệu tội phạm về trật tự quản lý kinh tế, chức vụ. Kết quả về tố giác kiến nghị khởi tố đạt tỷ lệ cao và được xử lý nghiêm theo quy định, không bỏ soát lọt tội phạm, không làm oan sai người có tội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội./.

 
Khiếu Tư/TTXVN