Thứ Hai, 30/9/2024
Kinh tế
Chủ Nhật, 29/4/2012 16:4'(GMT+7)

Doanh nghiệp Việt Nam cẫn nỗ lực tiếp thu công nghệ

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam cần nỗ lực hơn trong việc tận dụng cơ hội để tiếp thu sáng kiến cải tiến kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

Đó là nhận định của ông Chainarong Limpkittisin, Giám đốc điều hành Công ty Reed Tradex của Thái Lan. Một trong những cơ hội tốt có thể tiếp cận được với các công nghệ mới hiện đại và các sáng kiến, giải pháp hữu ích, tìm kiếm được các đối tác hợp tác kinh doanh mới, theo ông Chainarong Limpkittisin là doanh nghiệp Việt Nam nên tích cực tham dự các triển lãm quốc tế chuyên ngành.

Thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp quan trọng của Việt Nam đang được quan tâm đầu tư mạnh về chiều sâu hướng tới các sản phẩm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, có khả năng cạnh tranh để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng, sản xuất trong nước như công nghiệp ô tô, công nghệ thông tin, dệt may, điện tử, lĩnh vực chế tạo thép, đóng tàu, xây dựng… kéo theo nhu cầu lớn về phát triển công nghiệp hỗ trợ (chế tạo máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng…).

Để phát triển sản xuất trong nước, những năm vừa qua, mỗi năm Việt Nam đã phải bỏ ra một lượng ngoại tệ khá lớn (khoảng hơn chục tỷ USD) để nhập khẩu máy móc, thiết bị, phụ tùng, linh kiện. Do phải nhập khẩu khá nhiều máy móc, phụ tùng, linh kiện và nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất nên Việt Nam đang là nước phải nhập siêu. Chính vì vậy, Chính phủ Việt Nam đang dành mối quan tâm lớn nhằm cân bằng cán cân thương mại, trong đó có việc tìm cách nâng cao hiệu quả sản xuất công nghiệp trong nước dành cho xuất khẩu trên cơ sở phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ. Yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ chính là công nghệ và kiến thức. Thế nên, thời điểm hiện nay là thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam nỗ lực hơn nữa trong việc tiếp thu các sáng kiến và công nghệ hiện đại để tăng năng lực sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như chất lượng và hiệu quả.

Nhằm đáp ứng nhu cầu công nghệ, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, vài năm lại đây ngay ở thị trường trong nước một số triển lãm quốc tế về công nghiệp phụ trợ và chế tạo phụ tùng công nghiệp (Vietnam Manufacturing), triển lãm về máy móc, cơ khí chính xác, gia công kim loại (MTA)… đã được các nhà tổ chức triển lãm triển khai thực hiện. Tại các triển lãm này, rất nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến đã được trưng bày, giới thiệu.

Kết quả thống kê từ các triển lãm chuyên ngành về công nghệ cho thấy, đã có rất nhiều doanh nghiệp thành công trong việc cập nhật công nghệ mới, đổi mới trang thiết bị, tiếp thu được kiến thức chuyên ngành để đẩy mạnh phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng, tiêu chuẩn hóa sản phẩm công nghiệp, thiết lập được các mối quan hệ hợp tác, đầu tư, kinh doanh, nhất là với các đối tác đến từ các nước có trình độ công nghiệp phát triển./.

NQ

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất