Riêng đối với bà con Khmer ở xã vùng sâu Lâm Tân, huyện Thạnh Trị, niềm
vui ấy như được nhân đôi khi xã vừa hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông
thôn mới.
Đến xã Lâm Tân, nơi có hơn 40% dân số là đồng bào dân tộc Khmer vào
những ngày cận Dolta, chúng tôi mới cảm nhận hết sự đổi thay của một
vùng quê nghèo trước đây.
Sau gần 5 năm xây dựng với nhiều cơ sở hạ tầng được đầu tư để phục vụ
đời sống, sinh hoạt, sản xuất, đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần của
người dân được nâng lên rõ rệt.
Hệ thống đường giao thông nông thôn hoàn thiện, nhà nhà có điện thắp
sáng, trường học được đầu tư khang trang, hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ
về nhà ở và vốn để sản xuất…
Ông Danh Hẹn, Phó ban Quản trị chùa Lộ Mới, xã Lâm Tân, phấn khởi cho
biết đời sống của bà con Khmer ở xã Lâm Tân bây giờ đã thay đổi rất
nhiều. Ngày trước đi lại khó khăn, toàn đi bằng ghe xuồng. Bây giờ có
đường bêtông, nhà nào cũng sắm được xe máy để đi lại vô cùng thuận tiện.
Việc học hành của con em trong phum sóc cũng thuận lợi hơn nhiều, học
sinh nghèo được hỗ trợ sách vở, quần áo. Làm ruộng thì có máy móc, không
phải gặt thủ công như trước.
Năm nay, đồng bào Khmer đón lễ Sene Dolta truyền thống từ ngày 11-13/10
với nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng đặc sắc, với tinh thần vui tươi
lành mạnh, tăng cường đoàn kết, phát triển.
Tại An Giang, cũng nhân dịp lễ Sene Dolta, lãnh đạo tỉnh đã tổ chức các
đoàn tới thăm, tặng quà chúc mừng lễ Sene Dolta của đồng bào Khmer
trong tỉnh.
Tỉnh An Giang hiện có hơn 95.000 người dân tộc Khmer, chiếm 4,2% dân số
và chiếm 75% tổng số đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Đồng bào
Khmer An Giang sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, tập trung tại 5 huyện:
Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn và sinh hoạt tại 65
chùa Phật giáo Nam tông./.
Theo TXTVN