Thứ Ba, 8/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Tư, 23/9/2009 21:49'(GMT+7)

Gặp gỡ các nhà văn, dịch giả tác phẩm Văn học Trung Quốc ở Việt Nam

Đông đảo các nhà văn Việt Nam, các giáo sư, tiến sĩ, các dịch giả Việt Nam đã có nhiều tác phẩm Trung Quốc từ cổ đại tới hiện đại đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Các GS Phan Văn Các, GS Trần Đình Sử, các nhà văn Ông Văn Tùng, Hà Phạm Phú, Ngô Văn Phú,…đã đến dự và phát biểu tham luận tại hội thảo.

Đại diện phòng văn hóa, đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam là ông Đàm Dực cũng đã tới dự và phát biểu tại hội thảo.

Cùng với tiến trình phát triển lịch sử giữa hai nước và hai dân tộc Việt - Trung, hàng trăm năm nay nhiều tác phẩm kinh điển của nền văn học Trung Quốc đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam. Từ các tác phẩm triết học của Khổng Tử, Lão Tử…cho tới các tác phẩm văn học như: Sử kí Tư Mã Thiên, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng, truyện của Lỗ Tấn cho tới các các tác phẩm văn học Cách mạng Trung Quốc; Hiện nay trong sự nổ rộ của nền văn học Trung Quốc, nhiều tác giả như Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Cửu Đan, Vệ Tuệ,…tác phẩm của họ đều đã được dịch và giới thiệu ở Việt nam. Nhiều ý kiến tham luận khẳng định: “Các tác phẩm văn học Trung Quốc có nhữn ảnh hưởng nhất định tới quá trình nghiên cứu, sáng tác của các nhà văn Việt Nam.

Một số các nhà văn như GS Trần Đình Sử, Phan Văn Các, Ông Văn Tùng vốn là những người đã từng học tập, nghiên cứu văn học Trung quốc đều có chung một nhận xét: Đối với bạn đọc Việt Nam và số đông các nhà văn không hề xa lạ, thậm chí có những hiểu biết sâu sắc đối với nền văn học Trung Quốc từ cổ đại cho đến hiện đại. Trong quá trình phát triển của nền văn học hai nước, người đọc dễ dàng nhận ra những sự tương đồng, giao thoa, tiếp biến các giá trị tư tưởng và thẩm mỹ trong các tác phẩm mà nhà văn Trung Quốc cũng như Việt Nam mang tới cho bạn đọc.

GS Trần Đình Sử đã có sự phân tích sâu sắc tình hình lý luận phê bình văn học Trung Quốc hiện nay trong sự tác động ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Ông cũng làm rõ hơn cái gọi là bản sắc văn hóa trong các tác phảm văn học Trung Quốc hiện đại. Một số ý kiến tham luận cũng chỉ ra những tác động ảnh hưởng không lành mạnh trong một số các tác phẩm văn học Trung Quốc-chủ yếu ở lớp nhà văn trẻ. Đó là sự bùng nổ của xu hướng văn học thị trường mà biểu hiện của nó là khuynh hướng "văn học sex", chủ nghĩa hiện sinh trần tục, chủ nghĩa cá nhân, đời thường. Đặc biệt là xu hướng "văn học mạng" đang phát triển mạnh ở Trung Quốc, khó bề định hướng cả về nội dung và nghệ thuật. Bạn đọc và kể cả các nhà phê bình khó nhận diện được các giá trị văn chương đích thực, giữa cái thật và cái giả.

Có thể xem, cuộc hội thảo trao đổi về tình hình dịch văn học Trung Quốc ở Việt Nam như là sự khởi động bước đầu chuẩn bị cho cuộc hội nghị quốc tế quảng bá về văn học Việt Nam do Hội nhà văn Việt Nam tổ chức sẽ diễn ra trong thời gian tới. Đây là một cuộc hội thảo lớn, sẽ  tập hợp hàng trăm các nhà dịch giả trong nước và quốc tế từ Mỹ, Nga, Nhật Bản , Ấn Độ, Trung Quốc cho tới các nước Nam Mỹ vốn đã từng dịch các tác phẩm văn học Việt Nam. Đồng thời đây cũng là dịp giới thiệu cho bạn bè quốc tế những giá trị của văn học Việt Nam qua các thời đại, đặc biệt là nền văn học hiện đại Việt Nam trong thế kỷ XX mà đỉnh cao của nó là Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống xâm lược giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng một đất nước Việt Nam thoát khởi đói nghèo, hòa bình và ổn định.

Nhà văn Đỗ Kim Cuông

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất