Chủ Nhật, 22/9/2024
Nghiên cứu trao đổi
Chủ Nhật, 7/4/2013 10:27'(GMT+7)

Gia Lai: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc

Thanh niên làng Jun (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) trình diễn cồng chiêng (Ảnh: Báo Gia Lai)

Thanh niên làng Jun (xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) trình diễn cồng chiêng (Ảnh: Báo Gia Lai)


Từ nhiều năm nay, Gia Lai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng ở địa phương. Nhờ vậy, nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, phát triển sự nghiệp văn học - nghệ thuật, sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ...đã có những bước tiến mới. Ý thức phấn đấu vì nền độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và tinh thần trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân được nâng lên đáng kể.

Hàng chục công trình nghiên cứu về văn hoá Gia Lai đã được ứng dụng có hiệu quả trong đời sống của cộng đồng như: Dân ca J'rai, lễ hội nông nghiệp của người Bahnar, sử thi Bahnar...Chất lượng giáo dục không ngừng được nâng cao theo hướng "dạy thực, học thực và chất lượng thực". Học sinh tốt nghiệp tiểu học và trung học cơ sở luôn đạt trên 97%; tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt khá so với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội và các vùng có điều kiện tương tự...

Đặc biệt, công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá đã có bước tiến khá rõ nét, tạo niềm tin, niềm tự hào của cộng đồng và nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số J'rai và Bahnar. Về di sản văn hoá vật thể, Gia Lai đã tổ chức sưu tầm, bảo quản và trưng bày hơn 7.000 hiện vật về khảo cổ học, dân tộc học và lịch sử địa phương; phục hồi và lưu giữ 13 di tích và cụm di tích được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận. 4 di tích và cụm di tích đã được công nhận là di tích cấp tỉnh gồm: Di tích lịch sử Plei Ơi, An Khê đình, An Khê trường và Kho tiền Bok Nhạc. Có hơn 30 di chỉ khảo cổ được khảo sát, trong đó 7 di chỉ mới khai quật.

Về di sản văn hoá phi vật thể, toàn tỉnh hiện lưu giữ được 5.655 bộ cồng chiêng, phần lớn là những bộ bộ cồng chiêng cổ có giá trị, điển hình là huyện Iagrai có số lượng chiêng nhiều nhất (1.116 bộ/92 làng) với 900 nghệ nhân đánh chiêng giỏi và hơn 60 nghệ nhân biết chỉnh chiêng. Tỉnh cũng đã sưu tầm và biên dịch được 4 sử thi, phục dựng lễ đón năm mới của người Bahnar ở huyện Konchoro, phục dựng và làm phim tư liệu về thần vua lửa ở huyện Phú Thiện. Công tác nghiên cứu văn hoá dân tộc cũng được tỉnh quan tâm đầu tư đúng mức, đã xuất bản được nhiều công trình có giá trị như: Nhà mồ và tượng mồ Bắc Tây nguyên, Hoa văn của người J'rai và Bahnar, Câu đố J'rai, Địa danh và di tích Gia Lai dưới góc nhìn lịch sử - văn hoá.

Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá dân tộc trên địa bàn tỉnh Gia Lai vẫn còn nhiều trở ngại do đội ngũ cán bộ làm công tác văn hoá văn nghệ có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ mới...Từ thực tế này, Gia Lai đang tập trung thực hiện các giải pháp tích cực nhằm phát huy có hiệu quả các di sản văn hoá dân tộc trong thời gian tới./.

TTX
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất