Thứ Tư, 25/9/2024
Cuộc sống số
Thứ Tư, 4/5/2011 22:3'(GMT+7)

Giả mạo dịch vụ chuyển phát nhanh phát tán virus

 Các e-mail này có nội dung: “Bưu kiện đã được gửi đến nhà bạn, sau 3 ngày bạn sẽ nhận được. Thông tin và mã số biên nhận xem ở file đính kèm”.

Giải nén file đính kèm theo các thư điện tử này, người dùng thấy xuất hiện các file văn bản .doc hoặc file .pdf. Phân tích của các chuyên gia Bkav cho thấy, thực chất đây chính là những mã độc ẩn dưới biểu tượng (icon) file .doc hoặc .pdf.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Bkav (Bkav R&D) cho biết: “Hầu hết máy tính để chế độ mặc định không hiển thị đuôi file, hơn nữa icon của file lại là những file văn bản thông thường, do đó người sử dụng rất dễ bị mắc lừa”.

Thống kê mới nhất của Bkav cho thấy đã có 7.500 máy tính tại Việt Nam bị nhiễm virus “chuyển phát nhanh” này trong những ngày qua. Khi được kích hoạt, virus sẽ kiểm soát máy tính, đe dọa tống tiền hoặc biến máy tính bị nhiễm trở thành công cụ gửi spam đến các máy tính khác. Vì vậy, Bkav khuyến cáo người dùng máy tính nên thiết lập chế độ hiển thị đuôi file nhằm dễ phân biệt các file chứa mã độc, tốt nhất nên cài phần mềm diệt virus có bản quyền.

Các chuyên gia Bkav cũng khuyến cáo, người sử dụng cần thường xuyên cập nhật các bản vá của hệ điều hành Windows 7 cũng như các phần mềm ứng dụng được cài đặt trên máy và tốt nhất là sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền để tránh bị hacker lợi dụng./.


182 website trong nước bị hacker xâm nhập

Đã có ít nhất 182 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 6 trường hợp gây ra bởi hacker trong nước, 176 trường hợp do hacker nước ngoài.

Trong tháng 4 đã có 3.324 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. Các virus này đã lây nhiễm trên 5.871.000 lượt máy tính. Virus lây nhiều nhất trong tháng qua là W32.AutoRunUSB.Worm đã lây nhiễm trên 310.000 lượt máy tính.


Theo Tuổi trẻ
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất