Thứ Hai, 7/10/2024
Thế giới
Thứ Sáu, 19/8/2016 20:47'(GMT+7)

Giải mã “sáng kiến chiến lược”của Mỹ về trận chiến quyết định ở A-lê-po?

Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ Giôn Kơ-bai (John Kirbay)

Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ Giôn Kơ-bai (John Kirbay)


Nhận định về “sáng kiến chiến lược” này, giới phân tích chính trị quốc tế đặt câu hỏi: “Đàm phán với ai trong lúc này, với IS sao?”

Vì thế, giới quan sát cho rằng Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ Giôn Kơ-bai đang ở trong một thế giới khác, hoàn toàn xa lạ với thế giới chúng ta đang sống. Lẽ nào trong thời điểm nước sôi lửa bỏng này lại phải buông súng chiến đấu để ngồi vào bàn đàm phán cùng với các lực lượng khủng bố, trước hết là với IS-hiểm họa không chỉ đối với Xy-ri mà là toàn thế giới?

Một tình tiết đáng chú ý: trong khi Nga và Xy-ri đang vừa ra sức tiêu diệt khủng bố, vừa mở hành lang cứu trợ nhân đạo cho người dân trong vùng chiến sự, thì liên quân “chống khủng bố” của NATO lại tập trung tấn công vào các bệnh viện, trường học, hạ tầng cơ sở dân dụng để làm trầm trọng thêm thảm họa nhân đạo vốn không thể tránh khỏi trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Từ đó, NATO mượn cớ “ngăn chặn thảm họa nhân đạo” để thiết lập chế độ ngừng bắn ở A-le-pô, thực chất là tạo điều kiện cho các lực lượng khủng bố tập hợp lại lực lượng và nhận thêm vũ khí từ bên ngoài.

Khi tấn công vào hang ổ khủng bố ở A-le-pô, Quân đội Xy-ri phát hiện nhiều kho vũ khí mang nhãn hiệu sản xuất ở các nước NATO. Đứng trước tình huống này, một viên tướng của NATO tuyên bố rằng “các lực lượng khủng bố thu được vũ khí từ trên sa mạc chứ không phải do NATO cung cấp” (!?)

Liên quan tới “sáng kiến chiến lược” do Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ Giôn Kơ-bai đề xuất, giới phân tích nhờ lại tuyên bố của Tổng thống Nga V.Pu-tin: “Với những đối thủ của nước Nga, chúng ta có thể đàm phán, nhưng với chủ nghĩa khủng bố đang trở thành hiểm họa đối với toàn nhân loại thì không thể có chuyện đó. Đối với khủng bố chỉ có một con đường duy nhất: đó là tiêu diệt chúng!”

A-le-pô sẽ là “Trận chiến Sta-lin-grat ở Xy-ri”?

Là thành phố lớn nhất của Xy-ri, A-le-pô có vị thế địa-chiến lược rất quan trọng, là trung tâm thương mại, văn hóa, du lịch và là nơi giao thoa của nhiều nền văn minh trong hàng ngàn năm qua. Năm 1986, UNESCO đã công  nhận A-le-pô là di sản văn hóa thế giới . Thế nhưng hiện nay bọn khủng bố đã phá hủy nhiều công trình lịch sử ở thành phố này vì thế nhiều di tích lịch sử giờ đây đã bị phiến quân biến thành các căn cứ quân sự.

Ngoài ra, A-le-pô nằm cách biên giới Thổ Nhĩ Kì chỉ 50 km nên An-ka-ra đã từng tổ chức đưa các lực lượng phiến quân và vũ khí trang bị xâm nhập vào Xy-ri đi qua A-le-pô. Do có vị thế địa-chiến lược cực kỳ quan trọng như vậy nên bên nào trong cuộc giao tranh hiện nay chiếm được A-le-pô thì bên đó sẽ giành thắng lợi trong cuộc chiến của Xy-ri. Một khi Quân đội Xy-ri tái chiếm A-le-pô, bao vây và cô lập các lực lượng khủng bố, buộc chúng phải đầu hàng, thì dù chưa thể kết thúc chiến tranh nhưng sẽ tạo ra bước ngoặt quyết định trong cuộc chiến chống khủng bố để giải phóng đất nước.

Vì thế, trong thư gửi Tổng thống Nga V.Pu-tin nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Chiến thắng của Cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại trong Chiến tranh thế giới lần thứ II (9/5/1945-9/5/2016), Tổng Tổng thống Xy-ri Ba-xa An At-xat  đã ví chiến dịch giải phóng A-le-pô là “Trận Xta-lin-grat ở Xy-ri”, sẽ tạo ra sự thay đổi căn bản cục diện trong cuộc chiến chống khủng bố. Tổng thống Xy-ri Ba-xa An At-xat còn ví cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân Xy-ri hiện nay có ý nghĩa tương tự như Chiến tranh giữ nước vĩ đại của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới lần thứ II./.

 Đại tá Lê Thế Mẫu

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất