Thứ Bảy, 23/11/2024
Xã hội
Thứ Sáu, 12/10/2018 10:56'(GMT+7)

Giải pháp triển khai thực hiện Bộ Luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN

Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Tuấn Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; ThS.Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; TS.Trần Văn Dũng, Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành Chính, Bộ Tư pháp; TS.Nguyễn Chí Công, Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học –Toà án Nhân dân tối cao.

Hội thảo có sự tham gia của 02 nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tội phạm hình sự: PGS. TS Trần Văn Độ, nguyên Phó Chánh án Toà án Nhân dân tối cao; GS. TS Ngô Quang Lộc, nguyên Thẩm phán Toàn án nhân dân tối cao. Tham dự Hội thảo còn có các đại biểu là các nhà khoa học, các chuyên gia và đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ, Ngành Trung ương: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Tổng Cục Thuế; Cục Cảnh sát kinh tế; Phòng Cảnh sát kinh tế các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Bình Định, Nghệ An, Thanh Hoá. Đại diện lãnh đạo đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 20/6/2017, Quốc hội thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018. Một số những nội dung quan trọng được bổ sung là nhóm tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN gồm Tội gian lận BHXH, BHTN (Điều 214); Tội gian lận BHYT (Điều 215) và Tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động (Điều 216). Hội thảo nhằm lấy ý kiến của các nhà quản lý, các nhà khoa học có nhiều kinh nghiệm để xây dựng các giải pháp nhằm triển khai hiệu quả Bộ Luật Hình sự, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN và quản lý hiệu quả quỹ BHXH, BHTN, BHYT.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu nhấn mạnh, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, hoạch định những chính sách về BHXH, BHYT cho mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn để phù hợp với điều kiện thực tế và tình hình phát triển của đất nước; coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển đất nước bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp, nhân văn của chế độ.

Đồng chí Trần Đình Liệu thông tin, Luật BHXH và Luật BHYT được Quốc hội ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước về BHXH, BHYT. Đến nay, việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT đã đạt được những kết quả nhất định, số đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT tăng dần qua các năm, đến nay có khoảng trên 14 triệu người tham gia BHXH và trên 81 triệu người tham gia BHYT đạt trên 86% dân số; hàng năm thực hiện chi trả cho các đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT với hàng trăm ngàn tỷ đồng... Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, giải quyết và chi trả các chế độ chính sách cho thấy tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH, BHTN, BHYT đã diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau với chiều hướng ngày càng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp.

Trước tình hình đó, Quốc hội đã thông qua việc bổ sung một số tội danh về lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trong Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 như: Điều 214, Điều 215 quy định về tội gian lận BHXH, BHTN, BHYT và Điều 216 quy định về tội trốn đóng BHXH, BHTN, BHYT cho người lao động và các điều luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Tuy nhiên đến nay, quy định này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cũng như chưa có văn bản hướng dẫn về hồ sơ, trình tự thực hiện chuyển hồ sơ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về BHXH, BHYT sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Để có cơ sở phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện theo Bộ luật Hình sự, BHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học Các giải pháp triển khai thực hiện Bộ luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN với sự tham dự của các chuyên gia đến từ Cục Cảnh sát kinh tế, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Thuế... nhằm từ đó có phối hợp triển khai việc thực hiện các quy định của Bộ luật Hình sự có hiệu quả.

Đồng chí Trần Đình Liệu yêu cầu, các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề: Các dấu hiệu phạm tội trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT; phân biệt hành vi vi phạm hành chính với hành vi phạm tội trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT. Vai trò pháp lý của cơ quan BHXH các cấp trong quá trình tố tụng, các hành vi phạm tội về BHXH, BHTN, BHYT theo quy định của Bộ luật Hình sự. Yêu cầu hồ sơ, tài liệu ban đầu cơ quan BHXH phải cung cấp phục vụ công tác điều tra, tố tụng hình sự. Xây dựng quy trình thực hiện tố tụng hình sự trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT (cơ quan có thẩm quyền ban hành để cơ quan BHXH phối hợp). Việc ban hành quy trình, quy định tạm thời để cơ quan BHXH tổ chức thực hiện.

Đồng thời đề nghị Lãnh đạo các cấp, các Ngành cùng thẳng thắn, trao đổi để làm tiền đề phối hợp để nghiên cứu xây dựng văn bản hướng dẫn về hồ sơ, trình tự thủ tục chuyển hồ sơ vi phạm có dấu hiệu tội phạm về BHXH, BHYT sang cơ quan điều tra và đưa ra những giải pháp triển khai thực hiện Bộ luật Hình sự về tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN trong thời gian tới.

Đánh giá kết quả công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT 9 tháng đầu năm 2018, Vụ Thanh tra - Kiểm tra, BHXH Việt Nam cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2018, toàn ngành BHXH đã tiến hành thanh tra chuyên ngành (TTCN) đóng tại 4.959 đơn vị, trong đó BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện là 4.877 đơn vị. Qua công tác TTCN về đóng BHXH, BHTN và BHYT đã phát hiện có 27.678 lao động thuộc đối tượng phải tham gia nhưng chưa tham gia hoặc đóng thiếu thời gian tham gia BHXH, BHTN, BHYT với số tiền phải truy đóng là 79,8 tỷ đồng; 39.021 lao động đóng thiếu mức quy định với số tiền phải truy đóng là 43,3 tỷ đồng (yêu cầu truy thu 11.353 lao động, thu hồi 16,7 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 38,7%). Tổng số tiền các đơn vị được TTKT nợ trước khi có Quyết định TTKT là 2.088,3 tỷ đồng; số tiền nợ đóng các đơn vị đã nộp trong và sau thời gian TTKT là 1.127,1 tỷ đồng (tỷ lệ thu hồi nợ qua công tác TTKT là 53,9%). BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện TTCN tại 4.877 đơn vị có tỷ lệ thu hồi nợ qua công tác TTKT đạt 53,07% (1.072,8 tỷ đồng/2.021,5 tỷ đồng). Kết quả đã lập Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN 677 đơn vị với tổng số tiền xử phạt phải thu là 22,2 tỷ triệu đồng, đến nay đã thu được 4,3 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, toàn ngành BHXH đã tiến hành chủ trì, phối hợp kiểm tra tại 8.771 đơn vị, trong đó kiểm tra nội bộ là 287 đơn vị; kiểm tra đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) là 3.838 đơn vị; kiểm tra cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) là 344 đơn vị; kiểm tra đại lý thu, đại diện chi trả là 1.089 đơn vị; phối hợp liên ngành là 3.213 đơn vị.

Qua công tác TTKT việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT đã phát hiện 741 lao động chưa được cấp sổ BHXH; 20.021 sổ BHXH ghi chưa đúng, đủ chức danh nghề hoặc sai nội dung ghi trên sổ; 20.879 sổ BHXH chưa trả cho người lao động. Yêu cầu thu hồi về quỹ BHXH số tiền 5,5 tỷ đồng do thanh toán các chế độ BHXH không đúng quy định. Yêu cầu thu hồi về quỹ BHYT số tiền 110,3 tỷ triệu đồng chi phí KCB BHYT không đúng quy định.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, BHXH các tỉnh, thành phố đã thực hiện kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT, BHXH tại 344 cơ sở KCB BHYT và đã kiến nghị thu hồi 30,8 tỷ đồng tiền thanh toán chi phí KCB BHYT không đúng quy định, yêu cầu rà soát, kiểm tra chi phí bất hợp lý xác định trên cơ sở dữ liệu với số tiền 3,4 tỷ đồng.

Tại Hội thảo, TS. TS. Trần Văn Dũng, Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp trình bày Khái quát những điểm mới của Bộ luật Hình sự 2015 về các tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm và các dấu hiệu pháp lý cụ thể của các tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. TS. Nguyễn Chí Công Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học - Tòa án Nhân dân tối cao nhấn mạnh đến Tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN theo Bộ luật Hình sự năm 2015 và một số vấn đề cần hướng dẫn trong Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Đồng chí Hồ Văn Hùng, Phó Trưởng phòng 6, Cục Cảnh sát kinh tế, Bộ Công an trao đổi các Dấu hiệu phạm tội trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng. Ths. Nguyễn Thị Hồng Thắm, Thanh tra viên chính, Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ trình bày tham luận Xử lý vi phạm tỏng lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN – thực trạng và giải pháp. Ths. Ngọ Duy Hiểu, Phó CHủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham luận Bảo vệ người lao động trước những hành vi xâm hại của tội phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng Thanh tra BHXH, Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình bày Về những vi phạm phổ biến được phát hiện qua thanh tra thực hiện chính sách BHXH, BHTN tại các doanh nghiệp và những khó khăn, vướng mắc trong xử lý vi phạm. Phó Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hải Phòng Nguyễn Thế Linh chia sẻ Một số bài học kinh nghiệp qua công tác đấu tranh chuyên án 514L với các đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền BHYT trên địa bàn TP Hải Phòng. Vụ Pháp chế, Tổng Cục Thuế thông tin Thực trạng vi phạm hành chính và xuet lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Vụ Pháp chế và quản lý khoa học, Viên Kiểm sát Nhân dân Tối cao chia sẻ Nguyên tắc xét xử tội phạm và vai trò của cơ quan BHXH trong thực hiện những quy định của Bộ Luật Hình sự liên quan đến lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN.

BHXH TP Hồ Chí Minh với Công tác thanh tra chuyên ngành và đề xuất một số giải pháp áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự đối với vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN; BHXH TP Hà Nội cho biết về Một số vi phạm, ghian lận được phát hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn TP Hà Nội, đồng thời đề xuất các giải pháp áp dụng quy định của Bộ Luật Hình dự đối với các vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHTN.../.

Theo Tạp chí BHXH

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất