Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Theo Thông tư, nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp có các nhiệm vụ
sau: Giảng dạy; coi thi, kiểm tra, đánh giá kết thúc mô-đun, môn học;
chấm thi tuyển sinh; chấm thi tốt nghiệp; hướng dẫn, đánh giá chuyên đề,
khóa luận tốt nghiệp; đánh giá kết quả nghiên cứu của học viên, học
sinh, sinh viên; hướng dẫn thực tập, thực tập kết hợp với lao động sản
xuất; luyện thi cho học viên, học sinh, sinh viên giỏi tham gia kỳ thi
các cấp; biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy; dự giờ, trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy; tham gia bồi dưỡng cho nhà giáo theo yêu cầu phát
triển chuyên môn, nghiệp vụ của trường, khoa, bộ môn; nghiên cứu khoa
học; hướng dẫn học viên, học sinh, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa
học; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật vào giảng dạy và thực tiễn sản xuất…
Thời gian làm việc của nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp là 44 tuần/năm theo chế độ tuần làm việc 40 giờ.
Thời gian nghỉ hằng năm của nhà giáo là 8
tuần, của viên chức quản lý có tham gia giảng dạy được quy định là 6
tuần, bao gồm: nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ.
Định mức giờ giảng
Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy
trình độ cao đẳng, trung cấp trong một năm học được quy định như sau: Từ
380 đến 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng; từ 430
đến 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung cấp.
Hiệu trưởng, giám đốc căn cứ vào tình
hình thực tế của cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đặc điểm của từng
mô-đun, môn học, trình độ của nhà giáo để quyết định định mức giờ giảng
cho phù hợp trong năm học.
Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các
môn học chung trong một năm học là 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy
trình độ cao đẳng; 510 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ trung
cấp./.
Theo chinhphu.vn
Định mức giờ giảng của nhà giáo dạy các
môn văn hóa phổ thông trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực
hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc
đối với giáo viên phổ thông.
Thông tư nêu rõ, định mức giờ giảng của
nhà giáo tham gia giảng dạy nhiều cấp trình độ trong một năm học được áp
dụng theo định mức giờ giảng ở cấp trình độ cao nhất.
Định mức giờ giảng cho công chức, viên
chức quản lý, viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có đủ tiêu
chuẩn để tham gia giảng dạy nhằm nắm được nội dung, chương trình đào tạo
và quá trình học tập của học viên, học sinh, sinh viên để nâng cao hiệu
quả quản lý đào tạo được quy định như sau: Hiệu trưởng: 30 giờ
chuẩn/năm; Phó hiệu trưởng: 40 giờ chuẩn/năm; Trưởng phòng và tương
đương: 60 giờ chuẩn/năm; Phó trưởng phòng và tương đương: 70 giờ
chuẩn/năm; Viên chức các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ về đào tạo;
quản lý học viên, học sinh, sinh viên; khảo thí và bảo đảm chất lượng:
80 giờ chuẩn/năm.
Theo Thông tư, định mức giờ giảng đối
với nhà giáo thuộc khoa Sư phạm trong cơ sở hoạt động giáo dục nghề
nghiệp được tính như định mức giờ giảng của nhà giáo dạy trình độ cao
đẳng. Viên chức các phòng chuyên môn, nghiệp vụ khác đủ tiêu chuẩn để
tham gia giảng dạy thì căn cứ vào khối lượng công việc, nhiệm vụ được
giao, Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp có thể
ký hợp đồng giảng dạy nếu có nhu cầu.