Thứ Bảy, 5/10/2024
Đời sống
Thứ Bảy, 12/3/2011 18:32'(GMT+7)

Giới trẻ Việt Nam nhận thức về Bình đẳng giới hiện nay

Ảnh mang tính minh họa

Ảnh mang tính minh họa

Từ vở kịch viết nên ý tưởng

Từ tháng 9/2009, dự án “Viết tiếp câu chuyện của Nora” đã được khởi động kéo dài cho tới tháng 12/2009. Tuy chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng cuộc thi đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo các bạn trẻ ở cả trong và ngoài nước. Các bạn có độ tuổi từ 16 - 26 sẽ gửi các bài viết của mình về cho BTC, trong đó bài viết phải đảm báo trả lời cho 4 câu hỏi đặt ra: Ban nghĩ gì về giải pháp của Nora trong vở kịch “Nhà búp bê” của Ibsen? Nếu là Nora, bạn sẽ làm gì? Bạn học được diều gì từ vở kịch này? Và theo bạn, Nora của 2010 khác gì với Nora của Ibsen?

Vở kịch Nora vẫn sống mãi với thời gian như minh chứng về BĐG


Sau 3 tháng phát động, cuộc thi đã nhận được hàng trăm bài dự thi của các bạn trẻ tại 30 tỉnh-thành trong cả nước cùng nhiều lưu học sinh Việt Nam tại Mỹ, Thụy Sĩ, Ý tham gia. Những nơi có số lượng bài dự thi gửi về nhiều nhất là: ĐH KHXH&NV TP.HCM, ĐH Văn hóa Hà Nội và ĐH Ngoại thương Hà Nội. Các bạn trẻ đã tham gia dưới nhiều hình thức khác nhau: bài luận, kịch, phỏng vấn, truyện…

Dự án gồm hai giai đoạn: giai đoạn I, từ ngày 11/9/2009-5/12/2009 tổ chức cuộc thi “Viết tiếp câu chuyện của Nora” dành cho các bạn trẻ ở độ tuổi từ 16-26. Qua đó, khuyến khích các bạn nêu quan điểm của mình về nguyên nhân cũng như giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng giới đang diễn ra hiện nay…

Trong giai đoạn II, các bài viết của cuộc thi được phân tích và sử dụng cho một nghiên cứu để tìm hiểu cách nghĩ, cách hiểu của giới trẻ với vấn đề bất bình đẳng giới. Nghiên cứu này tập trung tìm câu trả lời cho các vấn đề: theo quan điểm của giới trẻ thì bất bình đẳng giới ở Việt Nam đang thể hiện ở những khía cạnh nào? Theo quan điểm của giới trẻ thì nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng bất bình đẳng giới đó? Theo quan điểm của giới trẻ thì đâu là những giải pháp cho tình trạng bất bình đẳng giới ở Việt Nam?

Giải pháp nào cho BBĐG ở Việt Nam?

Trong buổi hội thảo Báo cáo kết quả nghiên cứu Thanh niên vói vấn đề BĐG trong khuôn khổ dự án “Viết tiếp câu chuyện của Nora” diễn ra vào sáng 11/3/2011 tại KS Bảo Sơn, Hà Nội, BTC và các báo cáo viên đã báo cáo nghiên cứu của mình về vấn đề BĐG hiện nay ở Việt Nam. Những nghiên cứu này sử dụng mô hình “Những khuôn mặt của BĐG” để phân tích từng khía cạnh của BBĐG. Mô hình này được Amartey Sen đưa ra năm 2001, sau khi nhận được giải Nobel về kinh tế.

Tới tham dự hội thảo có sự góp mặt của bà Tạ Bích Loan, Trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6, bà Nguyễn Thị Bích Tâm - Phó GĐ Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng CECEM, bà Zenia Chrysostomidis Bí thư thứ hai Đại sứ quán Na Uy, TS Lê Ngọc Văn - Viện Gia đình và giới tổ chức Plan, Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng CECEM, Trung tâm hỗ trợ phát triển phụ nữ và trẻ em, Trung tâm sáng kiến, sức khỏe và dân số, Tổ chức NAV (tổ chức Bắc Âu hỗ trợ VN), Tổ chức Health Bridge, Làng trẻ SOS…cùng đông đảo giới truyền thông TW và Hà Nội đã có mặt để nghe báo cáo về dự án.

Qua cuộc nghiên cứu, chúng ta có thể xác định những thiếu hụt về kiến thức, quan điểm liên quan đến bình đẳng giới trong giới trẻ hiện nay ở mức độ nào và đưa ra đề xuất các biện pháp có thể sử dụng để thúc đẩy bình đẳng giới trong giới trẻ.

Ông TS Lê Ngọc Văn - Viện Gia đình và giới đã có những nhận xét, đánh giá tổng quan về cuộc thi “Việt tiếp câu chuyện của Nora” giai đoạn I. Theo ông, các bài viết đã thể hiện rất rõ chính kiến, quan điểm, cảm xúc cá nhân cũng như quan sát tinh tế của người viết về những bất công đối với phụ nữ, nêu lên được sự BBĐG trong xã hội hiện nay như nạn bạo hành trong gia đình; các bài viết cũng đã nhấn mạnh vào yếu tố kinh tế như là một trong những tác nhân gây ra các vấn đề liên quan tới giới, các bạn trẻ rất tinh ý khi đặt người phụ nữ vào trong các mối quan hệ xã hội giữa vợ - chông, ông bà – cha mẹ - con cái, trong công việc…

Và điều thú vị là các kiến giải mà các bạn đưa ra bằng rất nhiều cách thể hiện như “dùng tình yêu cảm hóa người đàn ông của mình”, “giải phóng phụ nữ cũng chính là giải phóng chính người đàn ông khỏi gánh nặng trụ cột gia đình”, đưa ra so sánh, khi đàn ông và người phụ nữ có sự chia sẻ, cảm thông lẫn nhau qua hình tượng vợ chồng Tú Xương,… Bên cạnh đó, thì cuộc thi cũng bộc lộ một số mặt hạn chế khi các bài viết còn ít gắn kết với vở kịch với nghiên cứu thực tế, nhiều bài viết lấy hình mẫu người đnà ông để làm mục tiêu phấn đấu cho phụ nữ và đặt ra nhiều câu hỏi trăn trở và còn tranh cãi của các nhà nữ quyền, …

TS Phạm Bằng – Nghiên cứu viên cao cấp, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh Niên cho biết: “Có rất nhiều giải pháp thú vị mà các bạn trẻ nêu ra như: đưa các vấn đề về BĐG vào giảng dạy trong nhà trường, lên các mạng xã hội, truyền thông…”. Nhận xét về cuộc thi, bạn Đồng Văn Quyên chia sẻ: “Cuộc thi này rất thiết thực, thú vị, hấp dẫn đối với các bạn giới trẻ nhất là các bạn nữ. Qua cuộc thi này, các bạn có thể nâng cao nhận thức của mình về BĐG”.

Trong báo cáo nghiên cứu của mình, TS Nguyễn Thị Bích Tâm, Phó GĐ Trung tâm nâng cao năng lực cộng đồng CECEM đã đưa ra các số liệu thống kê và rút ra những kết luận qua cuộc nghiên cứu sinh trắc xã hội bằng 2 phương háp: định tính và định lượng. Các bài viết khi được gửi về sẽ được code hóa và sử lý bằng phần mềm phân tích định tính NVIVO. Kết quả phân tích này giúp xác định những quan điểm của giới trẻ với vấn đề BBĐG. Từ kết quả phân tích định tính, nhóm nghiên cứu đã xây dựng một bảng hỏi nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này được thực hiện online với sự hỗ trợ của phần mềm nghiên cứu online Survey Monkey.


Bình đẳng giới
là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
                                                         
Luật bình đẳng giới

“Những khuôn mặt của BĐG” của Amartey Sen đưa ra năm 2001, sau khi nhận được giải Nobel về kinh tế thể hiện qua 7 khuôn mặt đó là: (1) Bất bình đẳng về quyền sống còn; (2) Phân biệt con trai và con gái; (3) Bất bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ hỗ trợ cơ bản; (4) Bất bình đẳng về các cơ hội phát triển; (5) Bất bình đẳng trong nghề nghiệp; (6) Bất bình đẳng về sở hữu; (7) Bất bình đẳng về phân công công việc trong gia đình


Một số kế quả đạt được từ cuộc nghiên cứu khi các bạn trẻ đã ý thức được một số biểu hiện của BBĐ giới. Trong số 7 khuôn mặt của BBĐG các bạn đã mô tả rất rõ 2 khuôn mặt đó là BBĐG trong phân biệt nam – nữ và BBĐG trong phân công công việc trong gia đình. 5 khuôn mặt còn là thì xuất hiện không rõ ràng hoặc không có. Một số bạn trẻ lại có định kiến về BBĐG ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các vùng dân tộc thiều số nặng nề hơn ở thành thị.

Quan điểm của các bạn trẻ về BĐG trong gia đình nhấn mạnh vào sự tôn trọng và chia sẻ giữa vợ và chồng. Sự tôn trọng được đề cập đến là tôn trọng cả về thể xác và tinh thần cũng như các ý kiến/ các quyết định, hay như việc phân công công việc gia đình.

Những BBĐG hiện nay xuất phát từ nguyên nhận “Định kiến giới” đã được các bạn trẻ nêu ra. Những định kiến này có cả ở nam giới, ở nữ giới và ở xã hội nói chung (83% các nguyên nhân do nữ giới và chỉ có 17% nguyên nhân được đề cập đến là do nam giới) Điều này cho thấy rằng các bạn trẻ đang thiên về phê phán nữ giới.

Dự án “Viết tiếp câu chuyện của Nora” với mong muốn công cuộc BĐG được thực thi hiệu quả với giới trẻ. Chính vì vậy các khuyến nghị sẽ đưa ra dưới dạng câu trả lời cho 3 câu hỏi: Cung cấp thêm những gì cho giới trẻ? Cung cấp bằng cách nào? Và ai cung cấp?

Tuấn Anh
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất