Theo
ông Ngô Mạnh Tuấn, để đảm bảo chống ùn tắc, trong năm 2018 đơn vị này sẽ phối
hợp, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình giao thông trọng
điểm, cấp bách; trong đó sẽ hoàn thành đường vành đai 3 dưới thấp (đoạn
Mai Dịch - Cầu Thăng Long); đẩy nhanh tiến độ tuyến đường sắt đô thị
Nhổn - ga Hà Nội; cầu vượt qua nút giao An Dương - Thanh Niên.
Bên
cạnh đó, Sở GTVT sẽ tăng cường công tác quản lý, khai thác kết cấu hạ
tầng giao thông, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý giao
thông, điều hành giao thông và tổ chức giao thông khoa học, hợp lý,
không để xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài quá 30 phút. Cùng đó, Hà Nội
sẽ tiếp tục triển khai dịch vụ đỗ xe thông minh (IPARKING) trên địa bàn 4
quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa.
Sở
GTVT Hà Nội kiến nghị Bộ GTVT và các bộ, ngành hỗ trợ thực hiện các
nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Đề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao
thông đường bộ nhằm giảm thiểu ùn tắc và giảm ô nhiễm môi trường giai
đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
Trước
đó, Sở GTVT Hà Nội cũng đặt ra mục tiêu trong năm 2018 sẽ xóa bỏ 10
điểm ùn tắc giao thông trong danh mục các điểm thống kê từ năm 2017
chuyển sang. Sở cũng sẽ hạn chế và giải quyết kịp thời các điểm phát
sinh ùn tắc mới; giảm 5-10% tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí so với
năm 2017.
Hiện ở Hà Nội còn tới 37
điểm ùn tắc giao thông, như: Phía bắc cầu Chương Dương, đường Nghiêm
Xuân Yêm - Nguyễn Hữu Thọ, đường Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng, nút giao Lê
Văn Lương - Khuất Duy Tiến; khu vực đường vành đai 3 trên cao xuống nút
giao Pháp Vân - Giải Phóng; ngã tư Cầu Giấy (tuyến đường sắt Nhổn - Ga
Hà Nội).../.
Hà Linh