Chủ Nhật, 24/11/2024
Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Thứ Tư, 10/7/2013 17:53'(GMT+7)

Hải Phòng, Thái Bình: Quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 7

*Ngày 10/7, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt của tỉnh để quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI).

Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Hữu Phú - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương đã trực tiếp giới thiệu nội dung 2 nghị quyết và 3 kết luận quan trọng của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI). Trong 2 ngày, Hội nghị còn quán triệt, triển khai các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương; về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Hội nhập Quốc tế", các Kết luận 56-KL/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Kết luận 60-KL/TW về kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020"; Đề án nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên giai đoạn 2013 - 2015; Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong việc đẩy mạnh thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra trong kiểm điểm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về "Một số vấn đề cấp bách xây dựng Đảng hiện nay".

Để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Tỉnh ủy Thái Bình đã xây dựng kế hoạch, đồng thời yêu cầu các cấp, các ngành, mỗi cán bộ, đảng viên trong tỉnh cần nắm vững những nội dung cơ bản và tinh thần cốt lõi của các văn kiện Hội nghị Trung ương 7, nhất là những vấn đề nội dung liên quan đến lĩnh vực công tác. Các cấp ủy đảng xây dựng chương trình kế hoạch và các giải pháp thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị; tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn Đảng, toàn xã hội thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI.

Sau hội nghị, Tỉnh ủy Thái Bình chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tổ chức các hội nghị quán triệt các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương 7, hoàn thành trước ngày 10/8. Cấp cơ sở, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức các hội nghị đảng bộ, chi bộ hoàn thành việc học tập quán triệt Nghị quyết trước ngày 10/9./.

*Trong 2 ngày 10 và 11/7, Thành ủy Hải Phòng tổ chức hội nghị quán triệt các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) và quy định 181-QĐ/TW của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm tới cán bộ chủ chốt của thành phố.

Tại hội nghị, cán bộ chủ chốt của thành phố đã được nghe giới thiệu nội dung cơ bản các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI) gồm: Tăng cường sự đổi mới, lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở; Tiếp thu ý kiến nhân dân góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Một số vấn đề cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020. Tiếp đó, các đại biểu đã nghe quán triệt quy định 181- QĐ/TW của Bộ Chính trị và nghe hướng dẫn triển khai quy định này. Thành ủy Hải Phòng cũng phổ biến Kế hoạch tổ chức thực hiện các Nghị quyết, Kết luận của Hội nghị Trung ương 7 (khóa XI).

PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương báo cáo tại Hội nghị do Thành ủy Hải Phòng tổ chức 2 chuyên đề : Hoàn thiện bộ máy chính trị từ Trung ương đến cơ sở và lấy ý kiến đóng góp của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ ra 6 khuyết điểm cần khắc phục trong việc hoàn thiện bộ máy chính trị như: tổ chức bộ máy còn chồng chéo, chức năng nhiệm vụ chưa rõ, chưa phân biệt được chính quyền đô thị và chính quyền địa phương, chưa tinh giảm biên chế... Để khắc phục những hạn chế này, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đưa ra 4 giải pháp đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới như: đổi mới, hoàn thiện phải đồng bộ, phù hợp điều kiện mỗi cấp, mỗi loại hình tổ chức.Về nội dung sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đánh giá cao các ý kiến tham gia của nhân dân, tiếp thu ý kiến của nhân dân để viết lời nói đầu của Hiến pháp ngắn gọn, cô đọng, súc tích hơn. Trong quá trình sửa đổi, hoàn thiện Hiến pháp cần bám sát quan điểm, định hướng của Đảng được thể hiện trong Cương lĩnh, các Văn kiện của Đảng và các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, quan điểm cơ bản, định hướng lớn của sửa đổi Hiến pháp 1992./.

Theo TTXVN
Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất