(TCTG)- Phải chăng các hoạt động giương oai giễu võ của Bình Nhưỡng đã kết thúc sau khi làm Hàn Quốc hết kiên nhẫn? Khi mà Tổng thống Lee Myung-Bak kết thúc chuyến thăm Mỹ nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ của Tổng thống Barack Obama, Séoul nghi ngờ có một tia sáng yếu ớt có thể bắt đầu gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trên bán đảo Triều Tiên.
Báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc đã đăng bài có nhan đề: “Séoul cần chuẩn bị kịch bản xấu nhất”. Tuy nhiên, do thường xuyên sống với các hoạt động giương oai giễu võ hiếu chiến của Bắc Triều Tiên, người Hàn Quốc bắt đầu sợ một tia sáng nhỏ phát động một cuộc chạy đua bạo lực.
Bình Nhưỡng gia tăng các hoạt động có thể thổi bùng lên nỗi sợ hãi của người Triều Tiên sống dưới vĩ tuyến 38°. Do bực tức trước việc Hàn Quốc tham gia Sáng kiến Phòng ngừa Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI) do Mỹ khởi xướng, sau đó là những lệnh trừng phạt mới của LHQ sau khi nước này thử hạt nhân vào cuối tháng 5, chế độ Bình Nhưỡng đã kích động những mối đe doạ chiến tranh hạt nhân và khẳng định rằng mọi hành động “gây hấn” mới sẽ phải chịu một “cuộc đáp trả mạnh hơn gấp nghìn lần”.
Những người Hàn Quốc sợ rằng một chuỗi các hành động gây hấn sẽ tiếp tục và chờ đợi sự thuyên chuyển ít nhất nếu có và điều này chỉ ra rằng một cuộc bắn thử tên lửa đang được chuẩn bị và những đồn đoán ít nhiều xảy ra xung quanh các địa điểm bắn thử nghiệm
Có phải Bắc Triều Tiên đang đi theo “quỹ đạo tự do”?
Juliette Morillot-chuyên gia về hai miền Triều Tiên và là công dân cũ của bán đảo này tỏ ra lo lắng: “Một người bạn Hàn Quốc đã hỏi tôi xem việc tôi đã hứa với cô ấy nhiều năm trước, tôi có sẵn sàng đón nhận những đứa con của cố ấy không khi cố ấy sinh chúng trên một chiếc may bay đang gặp nguy hiểm. Không bao giờ cô yêu cầu tôi phải hứa trước”.
|
Chủ tịch Kim Jong-il thăm một đơn vị quân đội |
Theo cô: “Những người Bắc Triều Tiên có cảm giác rằng Bình Nhưỡng đang đi theo một quỹ đạo tự do. Phải chăng mọi mánh lới quyền lực không còn tập trung trong tay của Kim Jong-il nữa”. Các vấn đề về sức khoẻ của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên là một điều huyền bí gây ra nhiều lời đồn đoán.
Việc Bình Nhưỡng gia tăng các hành động quân sự để có thể che giấu mọi dự định giữa các phe phái trong hậu trường, khi mà người con trai thứ 3 của Kim Jong-il được chỉ định là người kế vị chính của “triều đại” con cháu, được bắt đầu bởi người ông Kim Il-sun và người cha mình.
Sự căng thẳng luôn rất mạnh, với việc tập trung lớn quân đội có vũ trang đến tận chân răng tại bán đảo: 680.000 quân Hàn Quốc và 28.500 quân Mỹ một bên, và bên kia là 1,1 triệu quân Bắc Triều Tiên.
Vậy tia sáng nghi ngờ này có thể đến từ đâu? Có thể từ khu vực phi quân sự (DMZ) rộng 4 km, khu vực do LHQ giám sát, giữa biên giới hai miền Triều Tiên. Thời gian qua, sự giám sát đã được tăng cường, cũng như trong Khu an ninh chung tại làng đình chiến Panmunjom mà thoả thuận đình chiến đã được ký kết giữa hai miền Triều Tiên vào tháng 7/1953.
Giám sát tối đa ở biên giới biển phía Tây…
Nhưng chính khu vực thứ 3 lại gây ra nhiều e ngại nhất: đường phân giới với miền Bắc, một đường biên giới gây tranh cãi trên biển Hoàng Hải, phía Tây của bán đảo mà Bình Nhưỡng mong muốn chia cách hơn nữa với miền Nam.
Theo Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, các thông tin thu được cho thấy các hoạt động tập trận do miền Bắc tiến hành cách không xa nơi đó. Và Séoul đã triển khai tàu tuần tra trang bị tên lửa hạm đối hạm hiện đại nhất tới gần đó.
|
Tàu tuần tra của hải quân Hàn Quốc ở biên giới biển phía Tây. |
Juliette Morillot đã xác nhận: “Điều gia tăng nguy cơ, đó chính là khu vực bao gồm đường hành lang biển rất hạn chế cho việc tiếp cận một số đảo”. Hôm thứ 5 (18/6), một tàu quân sự Bắc Triều Tiên đã xâm phạm lãnh hải Hàn Quốc. Bộ Tham mưu Hàn Quốc đã thông báo: “khoảng 50 phút sau khi nhận được tín hiệu cảnh báo của một tàu Hàn Quốc, tàu trên đã quay trở lại vùng biển Bắc Triều Tiên”.
Đây không phải là lần đột nhập đầu tiên. Một tàu khác đã đột nhập vào lãnh hải Hàn Quốc trong vòng khoảng 30 phút vào tháng 6/2008. Và các tàu trên không hoàn toàn quay trở ra trong “hoà bình”. Nơi đây đã từng là chiến trường cho các trận đánh hải quân chết chóc năm 1999 và 2002.
Séoul hành động dưới “cái ô” của Mỹ
|
Hai tổng thống Mỹ và Hàn Quốc tại Nhà Trắng ngày 16/6. |
Chính trong bối cảnh hiểm nghèo này, tuần qua Tổng thống Hàn Quốc đã đi thăm Mỹ. Ông Lee Myung-Bak đã gặp người đồng nhiệm Mỹ để thảo luận hồ sơ Bắc Triều Tiên, điều này thành công khi làm cho các phía quên rằng còn vấn đề một hiệp định mậu dịch tự do đang chờ Quốc hội Mỹ phê chuẩn.
Bên cạnh Tổng thống Lee Myung-Bak tại Washington, Tổng thống Obama đã tái khẳng định “cam kết chung để đạt được một thoả thuận phi hạt nhân hoá toàn bộ trên bán đảo Triều Tiên” và “cam kết của Mỹ nhằm đảm bảo nền quốc phòng” của người đồng minh Hàn Quốc.
Hơn nữa, cần phải ghi nhận rằng Mỹ cũng nằm trong tầm ngắm của Bình Nhưỡng trong trường hợp tên lửa liên lục địa của Bắc Triều Tiên đạt đến khả năng bắn tới Alaska hay Hawaii… và việc Bình Nhưỡng kết tội 2 phóng viên của Mỹ đã làm công luận Mỹ bất bình.
Tổng thống Lee Myung-Bak đã đạt được mọi bảo đảm của Mỹ mà ông tìm kiếm trong chuyến đi này, trong đó có việc nhấn mạnh đến tầm quan trọng của “cái ô” hạt nhân của Mỹ sẽ “đem lại cho dân tộc Hàn Quốc sự tin tưởng an toàn nhất”. Song sự tin tưởng này đang tàn lụi…
Juliette Morillot đã cho biết thêm: “Theo người Hàn Quốc, lần này người Mỹ không có chìa khoá. Trước tiên, chính Trung Quốc và Nga có thể gây sức ép”. “Do thường dễ tính hơn Washington, mới đây Mátxcơva và Bắc Kinh đã chứng tỏ kín kẽ hơn với Bình Nhưỡng cho dù nước này đã đi quá giới hạn”. Hơn nữa, chính Trung Quốc là nơi mà người con trai kế vị của Chủ tịch Kim Jong-il sẽ đi thăm bí mật trong tuần này.
Vì vậy, sự đoàn kết của Mỹ sẽ không hoàn toàn trấn an người Hàn Quốc, họ đang gia tăng các cuộc biểu tình. Trên các băng rôn, khẩu hiệu của họ chắc chắn chống lại Kim Jong-il. Nhưng cũng có yêu cầu trừng phạt mạnh hơn từ phía LHQ. Và cũng chống lại Kim Dae Jung, cựu tổng thống từng đoạt giải Nobel hoà bình năm 2000 do có chính sách Ánh Dương cởi mở đối với miền Bắc.
Thất bại của chính sách Ánh Dương?
Ngay khi lên nắm quyền năm 2008, người bảo thủ Lee Myung-Bak đã có bài diễn văn cho thấy chính sách Ánh Dương do những người tiền nhiệm theo đuổi đã thất bại.
|
|
Biểu tình hoà bình trước Bộ thống nhất tại Sé oul ngày 14/6. |
|
Mới đây, ông Olivier Guillard-Giám đốc nghiên cứu châu Á của Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Pháp (IRIS) nói với báo LEXPRESS.fr rằng một bộ phận người dân Hàn Quốc đánh giá: “Séoul đã quá độ lượng đối với những người anh em miền Bắc và các hoạt động viện trợ kinh tế, lương thực đã không nhận được một sự đáp ứng nào… nếu không nói là những mối đe doạ lại tăng lên”.
Tuần này, Tổng thống Obama đã dự báo rằng những đe doạ truyền thống, mà Bình Nhưỡng sử dụng và lạm dụng, sẽ không kéo dài nữa và cộng đồng quốc tế phải ngừng việc thông qua một “cách ứng xử quá hoà giải” đối với Bình Nhưỡng.
Sự cứng rắn trong quan điểm của Mỹ và Hàn Quốc đã diễn ra sau vụ tự tử của cựu Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun ngày 23/5 vừa qua: Ông là người tham gia nhiệt tình chính sách Ánh Dương… Đám tang ông và kỷ niệm cuộc gặp Liên Triều ngày 15/6/2000 là dịp để bày tỏ quan điểm ngược lại, theo đó gợi lên một sự hồi tưởng lại chính sách đối thoại hai miền.
Sự cứng rắn từ hai miền đặt ra giả thiết về “một cuộc gặp thể thao giữa hai miền Triều Tiên: hai đội bóng đá vừa mới vượt qua vòng loại Woldcup sẽ gặp nhau tại Nam Phi vào năm 2010”. Khi đó sẽ nực cười gấp đôi.