Đây là lễ hội truyền thống, đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên
Quang được tổ chức vào mồng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm với mong ước
cầu một năm mới mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, nhà nhà ấm no hạnh
phúc...
Lễ
hội Lồng Tông năm 2017 của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang, gồm
hai phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ bắt đầu bằng việc rước 9 mâm Tồng
từ Đền Bách Thần (thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá) về trung tâm sân
vận động của huyện Chiêm Hóa, với màn múa lân (múa "xuống đồng") của
những trai thanh nữ tú.
Các mâm Tồng là các sản vật của địa
phương dâng lên để tạ ơn các vị thần đã phù hộ cho nhân dân địa phương
có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Sau đó, thầy cả (người cúng chính của
buổi lễ) và các thầy giúp việc làm lễ đặt mâm Tồng, tạ ơn trời đất, cầu
sự ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà. Cuối phần lễ là nghi lễ xuống đồng (cày
ruộng) với mong muốn đường cày may mắn đầu năm sẽ mang lại dân khang,
vật thịnh, mùa màng bội thu...
Màn múa lân – múa "xuống đồng". Ảnh: Quang Đán/TTXVN
|
Sau
phần lễ là đến phần hội với các trò chơi dân gian như: tung còn, kéo
co, đẩy gậy… tạo không khí vui tươi nhân dịp xuân mới giữa các dân tộc
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên
Quang có khoảng 160 nghìn người, chiếm 24% dân số. Lễ hội Lồng Tông là
loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian, cầu mùa của cư dân nông nghiệp
trồng lúa nước, thể hiện tín ngưỡng phồn thực cổ xưa và kết hợp với thờ
Thành Hoàng làng, Địa thần, những người có công với đất nước, khai lập
làng...
Lồng Tông cũng là lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc
Tày tỉnh Tuyên Quang và đã được công nhân di sản văn hóa phi vật thể
Quốc gia. Hiện tỉnh Tuyên Quang đang từng bước đưa Lễ hội Lồng Tông trở
thành sản phẩm du lịch đặc thù trong mỗi dịp Tết đến Xuân về...
TTXVN