(TCTG)- Theo một nghiên cứu quốc tế, rừng trên thế giới hấp thụ 1/3 lượng khí thải Cácbon điôxít (CO2). Trong bối cảnh khí hậu trái đất đang nóng lên, nghiên cứu trên lên án hậu quả nghiêm trọng từ nạn phá rừng đang xảy ra.
Đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science của Mỹ, ông Pep Canadell đã giải thích: ‘‘Nếu ngày mai chúng ta dừng phá rừng, các khu rừng đang tồn tại và đang trong quá trình tái sinh sẽ hấp thụ một nửa lượng khí thải từ việc sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch’’.
Để nghiên cứu sự tham gia của cây cối vào chu trình cácbon, các nhà nghiên cứu về tình trạng khí hậu trái đất nóng lên đã thu thập số liệu từ năm 1990-2007 để phân tích. Kết quả đã cho phép chứng minh các khu rừng phương Bắc, nhiệt đới cũng như thuộc các khu vực ôn đới hấp thụ 2,4 tỷ tấn cácbon/năm, tức khoảng 26% tổng số lượng khí thải đang được thải ra, ở mức hơn 8 tỷ tấn/năm.
Lần đầu tiên nghiên cứu cũng chứng minh tại các khu rừng nhiệt đới, số lượng khí cácbon do quá trình phá rừng thải ra đã bằng số lượng khí thải các khu rừng nguyên sinh hấp thụ và cuối cùng dẫn đến bảng thống kê lượng khí thải hấp thụ hầu như bằng không. Các nhà nghiên cứu cũng nêu rõ khí CO2 phát sinh từ nạn phá rừng cũng bằng với lượng khí CO2 được các khu rừng cấp hai hấp thụ tại các khu vực ngành nông nghiệp không còn tồn tại.
Các nhà nghiên cứu kết luận cần phải hành động
Theo nhà nghiên cứu Pep Canadell, nghiên cứu trên đã rút ra được 2 bài học chính. Ông khẳng định: ‘‘Các khu rừng không chỉ là những nơi chứa khí CO2 mà còn hấp thụ rất đáng kể lượng khí CO2 do con người thải ra. Các khu rừng ngày càng có tầm quan trọng trong việc bảo vệ khí hậu của chúng ta’’. Cần có một giải pháp tài chính để giảm lượng khí thải do nạn phá rừng gây ra. Các biện pháp quản lý tốt rừng cũng rất quan trọng. Tuy nhiên theo bản báo cáo ‘‘Tình hình quản lý rừng nhiệt đới 2011’’, có hơn 90% các khu rừng nhiệt đới ngày nay được quản lý rất kém.
Tỷ lệ khí CO2 năm 2010 rất cao
Theo đánh giá của Cơ quan năng lượng quốc tế (AIE), lượng khí thải CO2 trong năm 2010 đạt mức kỷ lục chưa từng thấy: 1,6 gigaton, làm gia tăng lo ngại nhiệt độ trái đất sẽ tăng 2°C. Cuộc chiến chống phá rừng sẽ là phương tiện tốt nhất để giảm lượng khí thải./.
Theo báo Maxisciences.com
(Bài dịch)