(TG) - Trước những diễn biến
phức tạp hiện nay, của dịch cúm gia cầm thì người tiêu dùng để bảo vệ
bản thân và người xung quanh chỉ nên sử dụng những sản phẩm gia cầm có
xác nhận cơ quan kiểm dịch đảm bảo an toàn chất lượng, tại những địa
điểm kinh doanh được chứng nhận.
Chợ Hà Vỹ nằm trên địa bàn xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội được biết đến là chợ đầu mối về buôn bán gia cầm lớn nhất miền Bắc. Chợ còn nổi lên như một điểm nóng về tập kết gà nhập lâu từ các tỉnh biên giới. Trước tình hình dịch cúm H5N1 bùng phát biên giới Campuchia và những diễn biến phức tạp về dịch cúm H7N9 tại Trung Quốc, vào ngày 4/4, ca tử vong đầu tiên do cúm H5N1 của bé trai 4 tuổi tại huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp), cùng những biện pháp quyết liệt của chính quyền địa phương, chợ Hà Vỹ đã thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm.
Ông Đào Văn Tiến,Thành viên Ban quản lý chợ Hà Vỹ, Thường Tín, Hà Nội đã trao đổi với phóng viên tình hình thực hiện chủ trương phòng chống dịch cúm theo chủ trương của UBND thành phố Hà Nội của chợ gia cầm Hà Vỹ : Hiện tại, gần 30 cán bộ của chợ được huy động trực luân phiên 24/24h trước tình hình dịch gia cầm bùng phát. Các cửa cổng chợ gia cầm muốn đưa vào đều phải có tẩy trùng trước nhập. Hàng tháng, đều đặn Ban Quản lí chợ đều cho phun tẩy trùng, phun phòng dịch cho tất cả các Ki - ốt tại chợ. Đặc biệt số gia cầm được bán tại chợ đều đã qua các chốt kiểm dịch chặt chẽ chứng nhận ga cầm sạch và biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Ông Tiến khẳng định tính tới thời điểm hiện tại gia cầm trong chợ hoàn toàn không có gia cầm nhập lậu không đạt tiêu chuẩn, chất lượng.
Chị Từ Thị Lan, khách hàng mua gia cầm tại chợ Hà Vỹ cho biết:. Trong lần dịch cúm này, chị Lan yên tâm hơn khi mua tại các chợ có đảm bảo khâu khử trùng, kiểm dịch mà không mua gia cầm trôi nổi như trước kia.
Tuy thế, tới chợ gia cầm Hà Vỹ những ngày này, đều dễ nhận thấy sự vắng lặng hơn rất nhiều so với cảnh tấp nập của mấy tháng trước. Ki -Ốt bán gà của nhà bà Phương trước đây nhộn nhịp người mua, nay vắng bóng, thi thoảng có 1 vài khách lái buôn tới hỏi mua. Sự ế ẩm của các chợ gia cầm không chỉ bởi dịch cúm diễn biến phức mà còn bởi tâm lý không còn tin tưởng của người tiêu dùng và đang quay lưng lại với thịt gia cầm bởi chính cách làm ăn gian dối của những lái buôn gà này trước đây đã trà trộn gia cầm thải nhập lậu, kém chất lượng vào gia cầm Việt Nam dưới cái tên như gà ta hay gà mía.
Bà Phương, một lái thương buôn gà tại chợ Hà Vỹ cho biết: Dù hiện nay hộ kinh doanh gia đình bà một phần vì sợ dịch cúm lây sang chính người đi buôn như bà; một phần người tiêu dùng với tâm lí sợ dịch bệnh và gia cầm bị nhập lậu nên hộ kinh doanh của bà Phương cũng như các hộ khác trong chợ bán được số gia cầm chưa tới 1/3 lượng hàng trước kia.
Nếu chợ đầu mối vắng lái buôn, thì các khu chợ nội thành tình trạng những gian hàng bán thịt gia cầm đang rơi vào tình trạng tương tự. Một năm trước, cả khu chợ Nghĩa Tân (Quận Cầu Giấy – Hà Nội), có tới hơn chục quầy bán các sản phẩm từ thịt gia cầm nay chỉ còn lại 2 quầy hàng còn tồn tại cầm chừng
Chị Lê Thị Nguyệt, tiểu thương chợ Nghĩa Tân, Quận Cầu Giấy, Hà Nội lắc đầu buồn rầu trước cảnh kinh doanh gia cầm sạch cũng đang vắng tanh khách trước quầy hàng của mình. Theo chị Nguyệt trước đây mỗi ngày chị có thể bán trung bình từ 15 tới 20 con gà, vịt đã qua giết mổ thì nay một ngày nhiều lắm bán được 1 tới 2 con chủ yếu cho khách quen biết tin tưởng vào chất lượng thực phẩm quầy hàng chị bán.
Mặc dù các quầy hàng bán sản phẩm gia cầm như của chị Lê Thị Nguyệt, chợ Nghĩa Tân (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng cũng chịu hệ quả kéo theo của những lái buôn vì lợi nhuận coi thường đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm nhập lậu gà thải, gà kém chất lượng là người tiêu dùng hoang mang về chất lượng dẫn tới quay lưng lại với thực phẩm từ gia cầm như hiện nay.
Trái với cảnh ế ẩm tại những khu chợ được kiểm dịch và đóng dấu xác nhận đạt chuẩn về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm thì tại các chợ cóc, chợ tạm những hình ảnh sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm dịch vẫn được bầy bán một cách công khai hoặc lén lút được tiếp tay bởi chính một số người tiêu dùng mua vì ham giá rẻ, coi thường sức khỏe, tính mạng của bản thân và người xung quanh.
Trước những diễn biến phức tạp hiện nay, của dịch cúm gia cầm, người tiêu dùng để bảo vệ bản thân và người xung quanh chỉ nên sử dụng những sản phẩm gia cầm có xác nhận cơ quan kiểm dịch đảm bảo an toàn chất lượng, tại những địa điểm kinh doanh được chứng nhận. Các cơ quan chức năng cần siết chặt hơn công tác kiểm tra, kiểm dịch đối với gia cầm không chỉ ở các chợ đã đăng kí kinh doanh mà tránh bỏ sót những khu vực chợ cóc, chợ tạm nơi tiêu thụ các loại gia cầm chưa rõ nguồn gốc./.
Kim Cương