Chủ Nhật, 22/9/2024
Pháp luật
Thứ Năm, 30/8/2012 14:59'(GMT+7)

Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức về pháp luật

 
TS Trần Huy Liệu, Quyền Cục trưởng Cục trợ giúp pháp lý cho biết, sau gần 5 năm thực hiện, chính sách TGPL tại các xã nghèo đã được thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, rộng khắp, mang lại hiệu quả thiết thực, về cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Chính sách này không chỉ giúp người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo nâng cao nhận thức pháp luật, nắm chủ trương, chính sách, chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước dành cho mình mà còn tích cực và chủ động tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, giám sát và tham gia thực hiện các chủ trương, chính sách củ Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tiễn triển khai thực hiện chính sách TGPL tại các xã nghèo đã bộc lộ một số tồn tại, đó là các chính sách TGPL tại các xã nghèo chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu được TGPL, chưa bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền được TGPL của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ngay tại cơ sở. Mục tiêu của chính sách TGPL tại các xã nghèo được đề ra rất lớn, trong khi các điều kiện bảo đảm để thực hiện chính sách, nhất đầu tư về nguồn nhân lực và kinh phí bảo đảm thực hiện từ phía Nhà nước chưa tương xứng với mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đề ra; thể chế, chính sách hướng dẫn, triển khai tổ chức thực hiện chậm được ban hành; cơ chế tổ chức thực hiện còn phức tạp với nhiều tầng nấc trung gian, không rõ các điều kiện bảo đảm thực hiện các hoạt động…

Dự thảo Quyết định gồm 7 Điều quy định về: Phạm vi điều chỉnh; Đối tượng và địa bàn áp dụng; Các hoạt động để thực hiện chính sách TGPL; Định mức tài chính hỗ trợ đối với các hoạt động để thực hiện chính sách TGPL; Cơ chế nhân lực và tài chính bảo đảm thực hiện chính sách; Trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong tổ chức thực hiện và Điều khoản thi hành.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung còn có ý kiến khác nhau về phạm vi điều chỉnh, địa bàn áp dụng, cơ chế tài chính… Về phạm vi điều chỉnh, có ý kiến cho rằng nội dung các hoạt động để thực hiện chính sách TGPL tại các xã nghèo không nên đồng nhất với các hoạt động hỗ trợ pháp lý được quy định tại Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg vì nội dung của chính sách hỗ trợ pháp lý tại các huyện nghèo rộng hơn chính sách TGPL; hơn nữa Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ đã quy định cụ thể về chính sách TGPL cho người nghèo, dự thảo Nghị quyết cần bám sát và thể hiện rõ các nội dung của Nghị quyết. Một số ý kiến đề nghị mở rộng nội dung các hoạt động để thực hiện chính sách TGPL tại các xã nghèo, bao gồm tất cả các hoạt động với các định mức như đối với các hoạt động hỗ trợ pháp lý được quy định tại Quyết định số 52 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011-2020 mà không chỉ có hoạt động như trong Điều 3 của Dự thảo Quyết định vì địa bàn áp dụng cùng là xã nghèo, có đặc điểm như nhau nên cần được hưởng các hoạt động như nhau.

Một số ý kiến cho rằng chỉ nên quy định địa bàn áp dụng là các xã nghèo vì chính sách hỗ trợ pháp lý cho các huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ với mức đầu tư lớn hơn cũng chỉ tập trung vào địa bàn cấp xã. Do đó để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong việc thực hiện chính sách TGPL tại các xã nghèo và bảo đảm tập trung nguồn lực đầu tư giảm nghèo, tránh giản trải, địa bàn áp dụng của Dự thảo Quyết định chỉ đến xã nghèo. Tuy nhiên cũng có ý kiến đề nghị bổ sung địa bàn áp dụng là “Thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi” cho phù hợp với quy định về địa bàn áp dụng của Nghị quyết số 80…

Các ý kiến tại Hội thảo sẽ được Ban soạn thảo tiếp thu, hoàn thiện trước khi trình Chính phủ./.

Quỳnh Hoa/TTXVN

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất