Thứ Sáu, 4/10/2024
Tin hoạt động
Thứ Năm, 26/8/2010 16:22'(GMT+7)

Hoàn thành việc khai quật, di dời các di tích khảo cổ học ở lòng hồ thủy điện Sơn La

Công cụ ghè đẽo bằng đá thu được từ cuộc khai quật

Công cụ ghè đẽo bằng đá thu được từ cuộc khai quật

Trong quá trình khai quật khảo cổ học vùng thủy điện Sơn La, các nhà khoa học thu thập được 5-7 tấn hiện vật. Các hiện vật này đa phần được chế tác từ đá thành công cụ ghè đẽo thô sơ như: bàn cối, chày nghiền thức ăn, bàn nghiền, mảnh tước... Ngoài ra còn có một số công cụ mài toàn thân, gốm thô, văn chải, văn đạp, một số đồ đất nung như dọi xe sợi...

Qua việc khảo sát, đo vẽ, phân loại sơ bộ số hiện vật thu được, các nhà khoa học ở Viện khảo cổ Việt Nam cho rằng đây là công cụ lao động, sinh hoạt của tộc người sống trong thời đại đá cũ, có niên đại cách đây từ khoảng 3 vạn năm và kéo dài đến thời kỳ hậu đá mới với cách đây 3.000-7.000 năm.

Theo TS Nguyễn Khắc Sử - Trưởng phòng Nghiên cứu thời đại đá (Viện khảo cổ Việt Nam), việc khai quật, di dời toàn bộ di chỉ khảo cổ khu lòng hồ thủy điện Sơn La góp phần bảo vệ di sản văn hóa khảo cổ trong khu vực này, đồng thời góp phần vào việc giải phóng vĩnh viễn dân ra khỏi khu vực lòng hồ.

Bên cạnh đó, việc thu thập được một khối lượng mẫu vật khổng lồ cũng giúp các nhà khoa học có nguồn sử liệu vô cùng phong phú để nghiên cứu khung niên đại sơ bộ về cuộc sống người Việt cổ và lịch sử xa xưa của các dân tộc vùng Tây Bắc.

Theo nhận định ban đầu của các nhà khảo cổ, từ các giá trị sử liệu của các di tích ở vùng lòng hồ thủy Điện Sơn La cho thấy dọc đôi bờ sông Đà trong quá khứ cách đây hàng vạn năm đã có con người cư trú. Mặc dù họ sống rải rác ở đôi bờ sông, trên thềm cổ sông Đà nhưng giữa họ đã có sự liên kết thành các bộ lạc với từng cụm, từng nhóm di tích.

Và từ những liên kết ban đầu, mang tính xã hội ấy là nhân tố đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và có sự thống nhất để sau đó trở thành văn hóa Sơn 

TRẦN BÌNH-SGGP

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất