(TG) - Tạp chí trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 18/5 tại Thủ đô Hà Nội. Đầu đề do Tạp chí đặt.
Việc thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị trong nhiều năm qua đã từng bước tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân.
Vào những ngày này, với lòng biết ơn sâu sắc, cả nước ta kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2020), ngành Ngoại giao Việt Nam rất vinh dự và tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên. Nhân dịp này TCTG trân trọng giới thiệu bài viết "Tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta" của đồng chí Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
(TG)- Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến cả đời mình cho độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam và nhân dân các dân tộc bị áp bức như khẳng định của tiến sĩ Modagat Ahmet - Giám đốc UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Hồ Chí Minh là một trong “ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”[1].
(TG) -Trong những năm qua, việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII (Chỉ thị 05) tại các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội gắn với phòng và chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã tạo sự chuyển biến sâu sắc từ nhận thức đến hành động của mỗi cấp ủy, trong mỗi cán bộ, đảng viên.
(TG) - Tư tưởng Hồ Chí Minh không những có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển của cách mạng Việt Nam mà còn góp phần tích cực trong các bước tiến của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển. Đây là nhân tố không thể thiếu trong tư duy và hành động của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn tới.
Không chỉ có ý nghĩa với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, quãng thời gian 4 năm ở Anh của Nguyễn Tất Thành tạo tiền đề cho mối quan hệ hữu nghị giữa người dân Việt Nam và Anh ngày nay.
(TG) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh, là nhiệm vụ then chốt có vị trí đặc biệt quan trọng. Việc vận dụng tư tưởng của Người vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay sẽ góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh.
(TG) - Tạp chí lược trích bài phát biểu khai mạc Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc” của đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng. Đầu đề do Tạp chí đặt.
(TG) - Tạp chí trân trọng giới thiệu bài phát biểu tổng kết, bế mạc Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc” của đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Đầu đề do Tạp chí đặt.
(TG) - Từ bài báo đầu tiên “Quyền của các dân tộc thuộc địa” đăng trên báo Nhân đạo ngày 18-6-1919 đến bài báo “Thư trả lời Tổng thống Mỹ” đăng trên báo Nhân Dân ngày 25-8-1969 – có thể coi như bài báo cuối cùng của Hồ Chí Minh, thì sau 50 năm hoạt động cách mạng kiêm viết báo cách mạng, Hồ Chí Minh để lại hơn 2.000 bài báo các loại([1]), viết về nhiều đề tài, thể loại khác nhau nhưng với một mục đích duy nhất là phục vụ sự nghiệp cách mạng, phục vụ quần chúng nhân dân lao động ([2]). Nói khác đi cuộc đời làm báo của Bác là phục vụ nhân dân, vì nhân dân và cho nhân dân.
(TG)- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức học tập, quán triệt chuyên đề năm 2020 cho 2.248 cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, cấp huyện tại 1 điểm cầu tỉnh và 11 điểm cầu cấp huyện và tương đương (trong đó, có 320 cán bộ chủ chốt cấp tỉnh và 1.928 cán bộ chủ chốt cấp huyện). Huyện uỷ Bến Cầu trực tuyến đến 9 xã, thị trấn, với 1.496 đảng viên tham gia học tập.
(TG) - Dù ở giai đoạn cách mạng nào, tỉnh Vĩnh Phúc cũng luôn phát huy truyền thống đoàn kết, tư duy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt lên thách thức, nỗ lực phấn đấu để đạt được những thành quả quan trọng, toàn diện trên mọi lĩnh vực.
(TG)- Thấm nhuần sâu sắc rằng, lòng yêu nước là một giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, được sinh dưỡng bởi những cư dân một nước nông nghiệp luôn gắn bó, cố kết, đùm bọc, che chở và giúp đỡ lẫn nhau để chống lại thiên tai, địch họa và cả dịch bệnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".
(TG) - Đại đoàn kết dân tộc là tư tưởng có ý nghĩa chiến lược cơ bản, nhất quán và xuyên suốt, là vấn đề sống còn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồn của mọi thành công: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”(1).