Thứ Bảy, 5/10/2024
Sức khỏe
Thứ Bảy, 25/4/2009 13:7'(GMT+7)

Hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống sốt rét 25/4

Từ năm 2001, ngày 25 tháng 4 được công nhận là Ngày Phòng chống sốt rét Châu Phi, nhưng căn bệnh này không phải chỉ châu Phi chịu ảnh hưởng và cũng không thẻ châu Phi gánh vác, đây là bệnh của toàn cầu, đòi hỏi có chung tay góp sức của toàn cầu. Vì thế từ năm 2008, ngày 25-4 được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là Ngày Thế giới phòng chống sốt rét.
Ngày Sốt rét thế giới lần thứ 2 (25 tháng 4 năm 2009) sẽ đánh dấu một thời khắc có tính quyết định, Cộng đồng quốc tế phòng chống sốt rét đang cố gắng đạt được các mục tiêu đề ra trong 2 năm tới, hướng đến các đích, các mục tiêu đầu ra mà tại Hội nghị thượng đỉnh sốt rét châu Phi tại thành phố Abuja, Nigeria.  Năm 2010 là một mốc quan trọng cho chiến lược phòng chống sốt rét. 
Nhân Ngày Thế giới phòng chống bệnh sốt rét 25/4 với chủ đề của năm 2009 là: “Đếm ca sốt rét khỏi” (Couting Malaria Out), Việt Nam hưởng ứng và tiến đến loại trừ bệnh sốt rét.

Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ngày càng lan rộng
 Hiện VN còn gần 30 triệu người dân sống trong vùng SR. Theo điều tra tại 20 điểm SR trên cả 3 miền thì muỗi truyền bệnh chính An. minimus, An. dius và An. sundicus.
TS. Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện tình trạng ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang ngày càng lan rộng. Tại Việt Nam, ký sinh trùng sốt rét P.falciparum kháng thuốc chloroquin lần đầu tiên được báo cáo tại Nha Trang năm 1961, sau đó là ở Vĩnh Linh năm 1966, Quảng Bình năm 1967. Đến nay ký sinh trùng sốt rét P.falciparum (loại ký sinh trùng gây sốt rét nặng và sốt rét ác tính) kháng thuốc đã lan rộng tới nhiều tỉnh trên cả nước với các mức độ khác nhau. 
Theo số liệu điều tra của Viện Sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Trung ương từ năm 2001-2008 cho thấy: ký sinh trùng sốt rét P.falciparum kháng thuốc chloroquin tại Quảng Trị là  22,9%; tại Kon Tum là 11%; tại Đắk Lắk là 71,9%. Kháng thuốc fansidar (pyrimethamin-sulphadoxin) tại Đắk Lắk là 81,8%; tại Quảng Trị là 12,2%. Kháng thuốc artesunate tại Ninh Thuận là 7,4%; tại Bình Phước từ 4% - 13,1%...

Để khắc phục và hạn chế tình trạng này, Dự án quốc gia PCSR phải giám sát chặt chẽ diễn biến kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét tại các điểm theo dõi cố định hàng năm. Và tình trạng ký sinh trùng kháng thuốc là một khó khăn kỹ thuật đang được các nhà quản lý và chuyên môn về phòng chống sốt rét trên thế giới và Việt Nam rất quan tâm nghiên cứu, tìm biện pháp khắc phục.

Mặc dù đạt được một số thành quả nhưng công tác phòng chống bệnh sốt rét ở nước ta hiện nay vẫn chưa thực sự có tính bền vững do mạng lưới y tế các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở chưa kiểm soát được bệnh nhân. Mặt khác, bản thân người dân chưa có ý thức tự bảo vệ khi sống trong vùng có bệnh sốt rét, người dân còn có tư tưởng chủ quan cho rằng bệnh sốt rét đã "biến mất", Hiện tượng di biến động dân, đặc biệt dân di cư tự do đang làm cho tình hình kiểm soát dịch bệnh trở nên khó khăn.

Năm 2009, không để dịch lớn xảy ra

Mục tiêu của Dự án quốc gia PCSR năm 2009 là tiếp tục làm giảm số mắc và chết do sốt rét, phấn đấu đạt tỷ lệ chết do sốt rét dưới 0,03/100.000 dân, tỷ lệ mắc sốt rét dưới 0,7/1.000 dân, không để dịch sốt rét lớn xảy ra, đẩy mạnh và phát triển các yếu tố bền vững nhằm duy trì thành quả phòng chống sốt rét đã đạt được trong thời gian qua.

Trong nhiều năm qua, nhờ đẩy mạnh Chương trình quốc gia phòng chống bệnh sốt rét nên tỷ lệ chết vì sốt rét, tỷ lệ mắc bệnh sốt rét ở Việt Nam đã giảm mạnh. Theo số liệu thống kê sau thời kỳ bùng nổ bệnh sốt rét (1991-1992) đến nay, tình hình bệnh sốt rét ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.

Đến năm 2008, số người chết do bệnh sốt rét là 25 người (giảm 95% so với năm 1991), số người mắc sốt rét giảm trên 85% so với năm 1991. Dịch sốt rét cơ bản được khống chế, bệnh sốt rét đang từng bước được đẩy lùi.

So với các quốc gia trên thế giới có bệnh sốt rét lưu hành hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có bệnh sốt rét lưu hành ở mức độ thấp và đã đạt được nhiều thành tích trong phòng chống sốt rét, góp phần tích cực vào mục tiêu chung của ngành y tế trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, đặc biệt là các dân tộc ít người sống ở vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa. Tình hình sốt rét ở Việt Nam hiện nay thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, chỉ cao hơn Trung Quốc và Malaysia.


TH

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất