Thứ Năm, 28/11/2024
Tin hoạt động
Thứ Sáu, 22/6/2012 18:42'(GMT+7)

Hương ước giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của làng xã Việt

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Tồn tại song song với luật pháp, hương ước từng là một công cụ và phương thức quản lý trong xã hội truyền thống của người Việt. Hương ước ngày nay vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của làng xã Việt Nam.

Hương ước của người Việt ra đời sớm và tồn tại đồng hành cùng làng xã Việt. Hương ước được lưu truyền dưới nhiều dạng, có thể truyền miệng, ghi lại bằng văn bản, hay khắc trên bia đá, tấm gỗ.

Có hai loại hương ước chính là: hương ước cổ, hương ước cải lương. Ngoài ra còn có hương ước mới được hình thành từ những năm 90 trở lại đây.

Hương ước cổ là những bản hương ước chủ yếu được viết bằng chữ Hán. Những bản hương ước này do các làng tự soạn thảo căn cứ vào những đặc điểm riêng biệt, phong tục, tập quán của từng làng. Số lượng điều khoản, dung lượng điều khoản, và trật tự sắp đặt điều khoản ở hương ước các làng là khác nhau.

Hương ước cổ phản ánh những quy ước liên quan đến cơ cấu tổ chức và các quan hệ làng xã; quy ước về bảo vệ an ninh làng xã; quy ước về bảo đảm đời sống tâm linh…

Bên cạnh những tác động tích cực của hương ước trong điều chỉnh quan hệ xã hội, hương ước cũng có một số tác động tiêu cực như: tạo và củng cố tư tưởng địa vị ngôi thứ, biến phong tục thành hủ tục, mất dân chủ, tính chuyên chế làng xã, sự tha hóa của bộ máy chính quyền phong kiến cấp xã, tạo ra lối sống không tuân thủ pháp luật.

Loại hương ước chính thứ hai là hương ước cải lương, hương ước này ra đời từ cuộc Cải lương hương chính của người Pháp nhằm nắm chặt bộ máy quản lý làng xã và cải tổ các phong tục làng xã. Bản hương ước này gồm hai phần: chính trị, phong tục. Tuy nhiên, có một số làng không sử dụng hương ước cải lương.

Ngoài ra còn có một số hương ước dị bản về cứu tế, kết nghĩa hai làng… Những loại hương ước này không nhiều, nhưng có chất lý thú.

Hiện nay, làng xã Việt vẫn có hương ước, gọi là hương ước mới. Loại hương ước này được hình thành từ những năm 90. Tuy nhiên, theo PGS, TS sử học Bùi Xuân Đính, Viện Dân tộc học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, hương ước hiện nay soạn thảo nhiều nhưng nội dung đơn điệu, văn phong kém./.

(Theo: QĐND)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất