Thứ Bảy, 12/10/2024
Kinh tế
Thứ Năm, 10/6/2010 8:31'(GMT+7)

IFM khuyến nghị Việt Nam giám sát chi tiêu công

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cảm ơn Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cùng các nhà tài trợ đã tiếp tục hỗ trợ có hiệu quả cho Việt Nam trong thời điểm hết sức khó khăn của năm 2009 và những tháng đầu năm 2010.

Khái quát một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, Thủ tướng nêu rõ ba mục tiêu chính của năm 2010 là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao phấn đấu giữ ở mức khoảng 6,5-7%; bảo đảm tốt hơn an sinh, phúc lợi xã hội.

Tại Hội nghị CG giữa kỳ, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng như các nhà tài trợ khác đều đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc phục hồi và ổn định kinh tế sau khủng hoảng toàn cầu. IMF dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 của Việt Nam có thể đạt 6,5%, lạm phát sẽ không quá 10%, thâm hụt cán cân vãng lai sẽ được cải thiện, niềm tin vào tiền đồng vững chắc hơn.

Tuy nhiên các nhà tài trợ cũng khuyến cáo Việt Nam cần củng cố sự ổn định kinh tế vĩ mô hơn nữa. Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba cho rằng với mức dự trữ ngoại hối hạn hẹp, cộng với nhập siêu, lạm phát có thể cao trở lại, Việt Nam cần có chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, hướng đến phát triển bền vững.

Cho rằng mức thâm hụt ngân sách lên tới 9% GDP của Việt Nam hiện nay là lớn, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyến nghị Chính phủ bám sát kế hoạch chi tiêu năm 2010 để đảm bảo chính sách tài khóa bền vững.

Theo cách tính của IMF, thâm hụt ngân sách của Việt Nam năm 2009 chiếm tới 9% GDP (mức Việt Nam công bố là 6,9% GDP). Trong bối cảnh diễn biến ngân sách chưa rõ ràng, mức thâm hụt như vậy được cơ quan này đánh giá là lớn và không bền vững.

IMF cho rằng, các chính sách nới lỏng quá sớm có thể dẫn đến những xáo trộn nữa trong thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ liên ngân hàng vào cuối năm nay. Điều này sẽ cản trở phục hồi trong ngắn hạn và ảnh hưởng bất lợi tới việc xây dựng lại niềm tin đối với môi trường kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.

Đại diện Australia khuyến cáo tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, chưa phát triển vững chắc nên Chính phủ cần có những chính sách rõ ràng, nhất quán trong việc đưa ra thông điệp cho thị trường.

Theo đại diện Ngân hàng Thế giới, ông Martin Rama, Việt Nam còn khoảng cách giữa việc lên kế hoạch sử dụng ngân sách và giải ngân trong thực tế./.

Theo VnMedia

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất