Bà Lagarde là nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của IMF. Trên cương vị này, bà đã nỗ lực không ngừng
đổi mới thể chế tài chính toàn cầu theo hướng củng cố vai trò của phụ
nữ trong nền kinh tế toàn cầu với lập luận rằng lao động nữ sẽ góp phần
không nhỏ vào sự phát triển của thế giới. Bà đặc biệt đề cao vai trò của
lao động nữ tại các quốc gia phát triển đang đối mặt với tình trạng già
hóa dân số như Nhật Bản.
Đề cao vai trò của lao động nữ trong nền kinh
tế quốc gia, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde
đã kêu gọi các nước xóa bỏ các điều luật cấm nữ giới tham gia vào thị
trường lao động.
Trên trang blog
cá nhân của mình, bà Lagarde nêu rõ trong một thế giới đang tìm kiếm sự
tăng trưởng kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009 được đánh
giá là tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái hồi thập niên 30 của thế kỷ
trước, phụ nữ có vai trò quan trọng.
Tuy nhiên, hiện có quá nhiều đạo luật ngăn cấm phụ nữ tham gia vào thị
trường lao động, khiến họ không thể phát huy các thế mạnh của mình trong
hoạt động kinh tế. Từ đây đặt ra yêu cầu với các nước phải nhanh chóng
sửa đổi các đạo luật, tạo điều kiện thuận lợi cho phép nữ giới chứng tỏ
năng lực.
Bà Lagarde là nữ Tổng Giám đốc đầu tiên của IMF. Trên cương vị này, bà đã nỗ lực không ngừng
đổi mới thể chế tài chính toàn cầu theo hướng củng cố vai trò của phụ
nữ trong nền kinh tế toàn cầu với lập luận rằng lao động nữ sẽ góp phần
không nhỏ vào sự phát triển của thế giới. Bà đặc biệt đề cao vai trò của
lao động nữ tại các quốc gia phát triển đang đối mặt với tình trạng già
hóa dân số như Nhật Bản.
Cùng ngày, IMF cũng công bố nghiên cứu cho biết mặc dù thế giới đang đạt
được những tiến bộ trong cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới, nhưng không
thể phủ nhận một thực tế là hiện có khoảng 90% các nước vẫn có ít nhất
một điều luật mang tính phân biệt giới.
Trong khi đó, có 28 nước thành viên duy trì ít nhất 10 đạo luật tương
tự. Nội dung các đạo luật này chủ yếu hạn chế quyền sở hữu tài sản của
nữ giới, cho phép người chồng ngăn cản vợ đi làm.
Trước đó, trong một nghiên cứu khác, IMF cho biết nếu lực lượng lao động
nữ ngang bằng với lao động nam tại các nước Mỹ, Nhật Bản hay Ai Cập,
thì tăng trưởng kinh tế có thể tăng lên lần lượt là 5%, 9% và 34%./.
TT