Chủ Nhật, 6/10/2024
Kinh tế
Thứ Ba, 5/4/2011 15:47'(GMT+7)

IMF: Nền kinh tế toàn cầu phục hồi chưa đồng đều

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ông cho rằng, nền kinh tế thế giới đang tiếp tục phục hồi nhưng không đều giữa các nền kinh tế khác nhau.

Sự phục hồi tại các nền kinh tế phát triển vẫn khá chậm chạp và tỷ lệ thất nghiệp còn cao. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là châu Á và Mỹ Latinh đang phải đấu tranh với tình trạng  tăng trưởng quá nóng.

Theo ông, các nước có thu nhập thấp đã có những dấu hiệu phục hồi đáng kể, song lại bị ảnh hưởng bởi giá lương thực và nhiên liệu leo thang.

“Tại châu Âu, một vài quốc gia đang ở bước ngoặt, họ đã tiến hành các biện pháp khác nhau, nhưng cần làm nhiều hơn nữa,” ông nói.

Ngoài ra, ông cũng cảnh báo rằng, không nên vui mừng quá sớm vì còn rất nhiều nguy cơ rủi ro khác.

Nhiệm vụ trước mắt là xây dựng lại nền tảng của sự ổn định nhằm giúp các nền kinh tế có thể đứng vững và tiếp tục thực hiện quá trình toàn cầu hóa. Ông cho rằng, nhiệm vụ này bao gồm 3 phương pháp tiếp cận mới bao gồm việc tiếp cận các chính sách kinh tế, gắn kết xã hội cũng như hợp tác đa phương.

Theo ông, chính sách tiền tệ cần phải đi qua chính sách ổn định giá cả và tiến tới ổn định hệ thống tài chính bởi hệ thống tài chính toàn cầu cần có các chính sách điều tiết cơ bản.
Cựu bộ trưởng Tài chính Pháp nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ một nền văn hóa thiếu thận trọng và còn tồn tại cho đến nay.

Ông cho rằng, các nhà quản trị toàn cầu cần chú trọng hơn nữa tới gắn kết xã hội, bởi toàn cầu hoá cũng có “mặt tối”, đó là sự gia tăng của khoảng cách giàu nghèo.

Ông Strauss-Kahn chỉ ra rằng, trong bối cảnh này, sự bất bình đẳng tại Mỹ đã trở lại mức trước thời kỳ Đại khủng hoảng.

Lãnh đạo IMF lập luận rằng, đây là “thời điểm duy nhất trong lịch sử,” khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ tàn phá nền mà còn làm đảo lộn trật tự của nền kinh tế toàn cầu trong suốt 1/4 thế kỷ qua.

Ông cho rằng, sự hợp tác toàn cầu hiện nay không được mạnh như hai năm trước và nhấn mạnh, nếu không có sự hợp tác của G20, thế giới có thể đã rơi vào cuộc Đại Suy thoái thứ hai, đồng thời khẳng định sự hợp tác này cần được thúc đẩy và không bị lơ là trong thời kỳ hậu khủng hoảng./.

Theo vitinfo.com

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất