Thứ Hai, 30/9/2024
Môi trường
Thứ Ba, 2/6/2009 23:8'(GMT+7)

Kế hoạch thoát nước mùa mưa năm 2009 của Hà Nội

Mong sẽ không còn cảnh này trong mùa mưa năm nay. Ảnh: PV

Mong sẽ không còn cảnh này trong mùa mưa năm nay. Ảnh: PV

 Ông Nguyễn Lê, Tổng giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội cho biết, theo dự báo của cơ quan KTTV, thời tiết năm 2009 sẽ diễn biến rất phức tạp, mưa nhiều và có thể có những trận mưa lớn đột xuất. Điều này đặt ra những vấn đề phức tạp cần giải quyết về thoát nước mùa mưa.

Hà Nội với địa bàn thành phố mở rộng gồm 29 đơn vị hành chính, trong đó có 28 quận, huyện, 01 thị xã trực thuộc là Sơn Tây. Quá trình đô thị hoá phát triển không đồng đều giữa các khu vực, các hình thức thoát nước và công tác quản lý thoát nước rất đa dạng, đòi hỏi việc xây dựng cơ chế quản lý, kế hoạch và các giải pháp thoát nước khác nhau theo đặc thù của từng khu vực. Tốc độ đô thị hoá tiếp tục phát triển nhanh chóng và chưa đồng bộ với kết cấu hạ tầng gây khó khăn cho công tác thoát nước. Hệ thống thoát nước tại một số tuyến phố cũ của nội thành đã xuống cấp như cống Lò Đúc, Quán Sứ, một số hạng mục của DA thoát nước giai đoạn I đã bắt đầu xuống cấp sau 10 năm sử dụng như một số đoạn kè sông…

Rút kinh nghiệm những hạn chế trong việc thoát nước mùa mưa năm 2008 và trận mưa lịch sử tháng 10/2008, đặc biệt cơn mưa đầu mùa mưa năm nay vẫn gây ngập úng, căn cứ các đặc điểm công tác thoát nước mùa mưa năm 2009, khả năng thoát nước của hệ thống hiện có và dự báo các điểm úng ngập, theo ông Nguyễn Lê,  Công ty đã đặt mục tiêu kế hoạch thoát nước năm 2009 nhằm bảo đảm thoát nước nhanh với những trận mưa có cường độ 172mm/2ngày tại khu vực thuộc dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1. Mở rộng phạm vi nhằm giảm thiểu úng ngập khu vực ngõ xóm trên địa bàn quận và các khu vực đô thị hoá của Hà Nội mới tiếp giáp với nội thành. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác chống ngập cục bộ và cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường.

Các giải pháp mà Công ty đề xuất sẽ vận dụng chung cho các khu vực và được thực hiện đồng bộ, với mức độ phù hợp với đặc thù của mỗi khu vực trên địa bàn thành phố:

- Đẩy mạnh công tác duy tu, duy trì, quản lý vận hành an toàn và hiệu quả, khai thác triệt để năng lực của hệ thống thoát nước hiện có: duy trì hoạt động trạm bơm Yên Sở và các trạm bơm cục bộ 24/24; nạo vét hệ thống cống, bảo đảm giữ mực nước 56 hồ được duyệt có khả năng điều hoà khi cần.

- Đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có: triển khai 18 công trình chống úng ngập cục bộ với kinh phí 4,7 tỷ đồng; xây kè, tôn đường, xây tường bao Khu trạm bơm Yên Sở; triển khai xây tường chắn, lan can tại các vị trí giao cắt giữa các trục giao thông và mương thoát nước như Tam Đa- mương Thuỵ Khuê; Vũ Thạnh – Mương Hào Nam; Hồ Đắc Di – mương Chẹm Xã đàn…

- Triển khai công tác ứng trực, giải quyết các tình hướng xẩy ra khi có mưa lớn trên địa bàn: Với những trận mưa từ 50 – 100mm( mưa to và rất to): sử dụng xe bơm chuyên dụng, sử dụng các phương tiện cơ giới kết hợp thủ công bơm hút thông tắc, vớt rác, vật cản…làm tăng khả năng tiêu thoát tại Đường Giải phóng, ngã tư Huỳnh Thúc Kháng - Láng Hạ, Trần Duy Hưng, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Cừ. Tại những nơi nguy hiểmcho người và phương tiện khi mưa lớn, ngập sâu, giao cắt giao thông sẽ bố trí lực lượng và phương tiện cảnh báo, hướng dẫn tại chỗ; thực hiện cập nhật thông tin trực tiếp từ các điểm úng ngập về trung tâm điều hành để xử lý kịp thời.

- Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thoát nước với các ban, ngành, chính quyền các cấp, tạo ra sức mạnh tổng hợp trong công tác thoát nước.

Kế hoạch cũng đề ra phương án phối hợp công tác với cácc cấp, các ngành, các lực lượng, trong đó có kênh thông tin, tuyên truyền nhằm xây dựng ý thức cộng đồng về bảo vệ hệ thống thoát nước, chống sự xâm hại lấn chiếm, đổ phế thải xuống hệ thống thoát nước mùa mưa. Công ty đã lập trang web với tên miền www tnhn.vn để khi có mưa, cung cấp kịp thời những thông tin thời tiết, lượng mưa và vị trí, mức độ các điểm úng ngập trên địa bàn theo diễn biến từng trận mưa, giúp mọi người và phương tiện chủ động tham gia giao thông, khắc phục tối đa ùn tắc và các thiệt hại. Bên cạnh đó, lập đường dây nóng với số máy 04.39746225 nhằm tiếp nhận những thông tin phản ánh về tình hình úng ngập và hoạt động của của hệ thống thoát nước, thông tin phản hồi và các biện pháp giải quyết kịp thời.

Sau đây là danh mục các điểm úng ngập dự kiến năm 2009 ứng với lượng mưa< 100mm trên địa bàn nội thành và vùng phụ cận, nằm trên các trục giao thông chính, có mật độ giao thông cao, địa hình trũng cục bộ:

1- Ngã tư Lý Thường Kiệt – Phan Bội Châu

2- Lê Duẩn ( Cửa ga Hà Nội)

3- Tôn Đản – Lê Lai( K.Sạn Thuỷ tiên – Thành uỷ)

4- Ngã tư Trần Hưng Đạo – Phan Chu Trinh

5- Ngã tư Điện Biên - Nguyễn Tri Phương

6- Phố Quán Thánh( trước nhà 192 quán Thánh)

7- Ngọc Khánh( từ số nhà 58 đến 84)

8- Phố Đội Cấn( Chùa Bút tháp và K.Sạn La Thành)

9- Ngã năm Bà Triệu - Nguyễn Du

10- Ngã 3 Nguyễn Công Trứ - Ngô Thì Nhậm

11- Ngã tư Hàng Chuối - Phạm Đình Hổ

12- Trần Đăng Ninh (khu vực phòng công chứng)

13- Phố Chùa Hà (trước số nhà 44 và ngõ 44)

14- Khuất Duy Tiến ( Gần mương Mễ Trì)

15- Đường Nguyễn Trãi( Từ Nguyễn Quý Đức - Hạ Đình)

16- Đường Lĩnh Nam ( Từ ngõ 183 đến ngã ba Vĩnh Hưng – Lĩnh Nam)

17- Đường Trương Định ( từ ngõ 521 Trương Định đến Cầu Sét)

18- Đường Giải phóng( Bê tông Thịnh Liệt - Vận tải hàng hoá)

19- Đường Tam Trinh ( Từ Ao cá Bác Hồ đến Chùa Đại Bi)

20- Khâm Thiên ( từ Ngõ Toàn Thắng đến Ngõ Lệnh Cư)

21- Nguyễn Khuyến ( Trước cửa Trường PTCS Lý Thường Kiệt)

22- Nguyễn Lương Bằng ( Từ số nhà 115 đến Công ty Xe đạp Đống Đa)

23- Phố Thái Thịnh( Trước cửa Viện Châm cứu)

24- Ngã tư Huỳnh Thúc Kháng – Láng Hạ

25- Quốc Tử Giám ( Ngã ba Văn Miếu - Quốc Tử Giám)

26- Ngã tư Thái Hà – Tây Sơn

27- Lê Trọng Tấn( ngã ba Lê Trọng Tấn - Nguyễn Viết Xuân đến ngã ba Lê Trọng Tấn – Tôn Thất Tùng)

28- Trường Chinh ( Ngã ba trường Chinh – Tôn Thất Tùng)

Trần Thu

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất