Thứ Ba, 1/10/2024
Kinh tế
Thứ Tư, 14/3/2012 9:3'(GMT+7)

Kết hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá để kéo lạm phát xuống thấp

 

Phóng viên: Thưa ông, việc giảm lãi suất với tình hình lạm phát hiện nay có phù hợp không ?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Chúng ta thấy rằng lạm phát từ tháng 8/2011 trở lại đây có chiều hướng giảm, đây là tín hiệu tốt, là tiền đề để tính đến việc hạ lãi suất. Tuy nhiên, đó mới là điều kiện cần thôi, còn điều kiện đủ phải là thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng. Sau rất nhiều năm hệ thống tăng trưởng tín dụng quá nóng, LDR ở mức cao, toàn hệ thống có tới trên 100%; 80% vốn huy động ngắn hạn, cho vay trung dài hạn tới 40%. Tích tụ nhiều năm đã tạo ra khó khăn thanh khoản…

Từ tháng 8/2011 dù lạm phát giảm, nhưng chưa đặt vấn đề giảm lãi suất được. Đến nay thanh khoản đã được cải thiện, đã có điều kiện cần và đủ để giảm mặt bằng lãi suất. Ở một góc độ nào đó thì chúng tôi có thể giảm lãi suất sớm hơn, khoảng từ 20/2, nhưng chúng tôi cần đợi chiều hướng thị trường bộc lộ đã, chính sách cần thận trọng để phát huy hiệu quả.

Hiện các ngân hàng lớn, các ngân hàng trung bình và các ngân hàng nhỏ đã lành mạnh cùng đồng loạt có các chương trình giảm lãi suất cho vay. Trước đây có hiện tượng phổ biến là các tổ chức tín dụng (TCTD) niêm yết vài con số thôi, 14% và 2%/năm. Tức là lãi suất huy động chỉ có 1 mức thôi. Nay, niêm yết với các mức lãi suất khác nhau; thậm chí có TCTD huy động 1 tháng chỉ còn 12% - 13%. Nhiều ngân hàng đưa ra các gói tín dụng chủ yếu phục vụ cho các nhóm ưu tiên với các mức lãi suất chúng tôi cho là thấp.

Trong trào lưu chung như vậy, cũng như phân tích các yếu tố trong hệ thống, từ vĩ mô, nên NHNN quyết định thời điểm này là hợp lý để hạ mặt bằng lãi suất.

Phóng viên: Vậy Ngân hàng nhà nước có áp dụng các giải pháp hành chính trong can thiệp thị trường?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Việc sử dụng các biện pháp hành chính, thị trường cần các giải pháp kinh tế, cuộc sống vẫn áp dụng phổ biến các biện pháp hành chính. Tình hình đã cải thiện, nhưng chưa ổn định bền vững, lâu dài nên vẫn phải áp dụng giải pháp hành chính. Nếu ổn định bền vững chúng ta tính tới bỏ trần lãi suất. Thời điểm nào thì cần phải có sự nỗ lực về vĩ mô, về ổn định hệ thống. Giải pháp hành chính thời gian qua cũng đã phát huy những kết quả tích cực.

Giảm lãi suất 1% thì ảnh hưởng thế nào đến mặt bằng lãi suất, nay đồng loạt giảm sẽ tạo điều kiện để các TCTD có các nguồn vốn rẻ hơn để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Lãi suất huy động 14%, lãi suất cho vay 17 – 19%. Nay với việc giảm lãi suất xuống 1% thì cho vay ra đối với nền kinh tế nếu như năm ngoái thì xuống khoảng 16 – 18%, nhưng theo kỳ vọng lạm phát, xu hướng chung thì lãi suất cho vay sẽ từ 14,5% - 16,5%, mong muốn và dự tính như vậy. Như vậy thì so với quá khứ thì thấp, nhưng so với năng lực của các doanh nghiệp VN thì vẫn cao. Tiếp tục giảm thì phải tiếp tục đấu tranh với kiềm chế lạm phát. Nếu tiếp tục hạ được lạm phát thì trung bình mỗi quỹ giảm được 1% lãi suất. Và sau đó là bỏ trần lãi suất huy động. Hoạt động vay – mượn, huy động của các TCTD thì thỏa thuận như trước đây.

Phóng viên: Nếu lạm phát tăng thì lãi suất có tăng trở lại? việc giảm lãi suất huy động có dẫn tới khó khăn huy động vốn?

Thống đốc Nguyễn Văn Bình: Giảm lãi suất lần này trong bối cảnh tăng giá các mặt hàng, đặc biệt là năng lượng, phải khẳng định một điều như vậy chúng tôi thấy Bộ Tài chính cũng đã trả lời, nếu tăng 10% giá năng lượng thì ảnh hưởng tới lạm phát đến cuối năm là 0,64%. Với mức như thế thì cũng không phải là ảnh hưởng quá lớn.

Rộng ra, lạm phát của Việt Nam gồm 3 cấu phần lớn: Do chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa – theo phân tích của chúng tôi là trung bình trong khoảng vài chục năm qua chiếm một nửa lạm phát của Việt Nam; nửa còn lại là phụ thuộc giá cả bên ngoài, hai là do điều hành giá cả trong nước mà chủ yếu là lương thực và thực phẩm. Điều chỉnh giá năng lượng chủ yếu là do ảnh hưởng giá bên ngoài, theo cơ chế thị trường. Như vậy, việc giá cả xăng dầu lên thì chúng ta không có cách gì mà kiểm soát giá cả thế giới. Về lương thực thực phẩm, năm ngoài và năm nay được mùa rất lớn. Phối hợp với chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá điều hành chặt trong năm nay thì chúng ta sẽ kéo yếu tố lõi của lạm phát xuống để triệt tiêu dần tác động bên ngoài đối với lạm phát.

Giả sử lạm phát lại lên thì lãi suất sẽ sao? Phải khẳng định rằng, nếu lạm phát lên trong 1 tháng hay thời gian ngắn mang tính hiện tượng thì không phải bản chất, nhưng nếu lên mang tính ổn định thì việc điều hành chính sách tiền tệ lấy mức lạm phát dưới 10% để làm mục tiêu hướng tới. Nếu lạm phát tăng lên ổn định và khách quan, thì lãi suất sẽ điều chỉnh tăng lên. Năm nay, chiều hướng đó tỷ trọng có thể xẩy ra là rất thấp.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông./.

PV (lược ghi)

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện ảnh

Liên kết website

Mới nhất